Trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công là một trong những vấn đề pháp lý được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực pháp luật dân sự, kinh doanh thương mại. Hiểu rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công sẽ giúp cho các bên thực hiện hợp đồng đầy đủ và hiệu quả hơn.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 542 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng gia công. Theo đó, hợp đồng gia công là sự thỏa thuận của các bên, là một hình thức của hợp đồng dân sự, theo đó bên nhận gia công sẽ thực hiện một công việc nhất định để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu đặt ra của bên đặt gia công, sau đó bên đặt gia công nhận sản phẩm và có nghĩa vụ thanh toán tiền công cho bên nhận gia công theo sự thỏa thuận của các bên. Về đối tượng của hợp đồng gia công hiện nay đang được quy định tại Điều 543 của Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể thì đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước trong mẫu, phù hợp với tiêu chuẩn mà các bên đã thỏa thuận hoặc phù hợp với quy định của pháp luật trong trường hợp pháp luật có quy định.
Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công. Căn cứ theo quy định tại Điều 548 của Bộ luật dân sự năm 2015, trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công được quy định cụ thể như sau:
– Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào được xác định là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì bên đó sẽ phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu, chịu rủi ro đối với sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác;
– Khi bên đặt gia công có hành vi chậm nhận sản phẩm, thì bên đặt gia công sẽ phải chịu rủi ro trong thời gian chấp nhận sản phẩm, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
– Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm, mà có xuất hiện rủi ro trên thực tế đối với sản phẩm gia công đó, thì bên nhận gia công sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại xảy ra trên thực tế cho bên đặt gia công.
Như vậy có thể nói, trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công được quy định là, trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định mà rủi ro xảy ra đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó trong thời gian trước khi được giao cho bên đặt gia công, thì bên nào được xác định là chủ sở hữu nguyên vật liệu thì bên đó sẽ phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu, bên gia công sẽ phải chịu rủi ro về các chi phí tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, trách nhiệm đối với rủi ro được xác định cho các bên trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác như sau:
– Bên đặt gia công chấp nhận sản phẩm thì sẽ phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận sản phẩm, bao gồm cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công;
– Nếu như bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có xảy ra rủi ro đối với sản phẩm gia công, bên nhận gia công sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.
Nguyên tắc xác định rủi ro theo quy định của pháp luật trong hợp đồng gia công hiện nay là, chủ sở hữu sẽ phải chịu thiệt hại. Hợp đồng gia công được xây dựng dựa trên nguyên tắc này để xác định trách nhiệm chịu rùi do sao cho phù hợp với quyền lợi của các bên. Nếu các bên không có thoả thuận thì bên nào cung cấp nguyên vật liệu, bên đó sẽ phải gánh chịu rủi ro. Trong trường hợp nguyên vật liệu do bên nhận gia công cung cấp thì bên nhận gia công sẽ phải chịu rủi ro cho đến khi chuyển giao tài sản cho bên đặt gia công. Ngoài ra, pháp luật về dân sự còn quy định về trường hợp chậm giao, chấp nhận sản phẩm gia công căn cứ theo quy định tại Điều 550 của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
– Trong trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn, nếu như hết thời gian gia hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc và chưa hoàn thành nghĩa vụ giao sản phẩm của mình thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Trong trường hợp bên đặt gia công chấp nhận sản phẩm trên thực tế, bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại một nơi gửi giữ nhất định và phải báo ngay cho bên đặt gia công biết để được gửi giữ. Nghĩa vụ giao tài sản hoàn thành khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công sẽ phải chịu mọi trách nhiệm phát sinh từ việc gửi giữ tài sản.
2. Quy định về trách nhiệm đối với sản phẩm trong hợp đồng gia công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 550 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề chậm giao, chấp nhận sản phẩm gia công. Cụ thể như sau:
– Trường hợp bên nhận gia công có hành vi chậm trễ trong việc giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn thêm thời gian, nếu như hết thời gian gia hạn đó nhưng bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc và chưa thực hiện nghĩa vụ giao sản phẩm, bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Trong trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công hoàn toàn có thể gửi sản phẩm đó tại một nơi nhận gửi giữ, đồng thời thông báo ngay cho bên đặt gia công biết. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành cài được khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công, và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công là chủ thể phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.
Như vậy có thể nói, nếu như bên nhận gia công giao sản phẩm khác với mẫu đã thỏa thuận thì trách nhiệm chỉnh sửa trong trường hợp này sẽ thuộc về bên nhận gia công căn cứ theo quy định tại Điều 546 của Bộ luật dân sự năm 2015. Đồng thời, nếu bên nhận gia công có hành vi chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn thêm thời gian, nếu hết thời gian đó mà thợ gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì khách hàng hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Về vấn đề đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công hiện nay đang được quy định tại Điều 551 của Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng gia công đó không mang lại lợi ích cho họ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác, tuy nhiên khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công thì cần phải thông báo cho bên kia biết trước trong một khoảng thời gian hợp lý;
– Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công thì sẽ phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm trên thực tế, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bên nhận gia công có hành vi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công thì sẽ không được trả tiền công, chưa trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công mà gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì sẽ phải bồi thường.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công được quy định như thế nào?
Trước hết, quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 544 và Điều 545 của Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Bên đặt gia công có nghĩa vụ cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng thời hạn và đúng địa điểm đã thỏa thuận với bên nhận gia công phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết có liên quan đến hoạt động gia công;
– Có nghĩa vụ chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng;
– Có nghĩa vụ trả tiền công theo thỏa thuận của các bên;
– Có quyền nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng phương thức, đúng thời hạn và đúng địa điểm mà các bên đã thỏa thuận;
– Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên còn lại vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;
– Trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng và không đồng ý trong quá trình nhận sản phẩm, thì có quyền yêu cầu sửa chữa, bên nhận gia công không thể sửa chữa trong thời hạn đã thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định cụ thể tại Điều 546 và Điều 547 của Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Bên nhận gia công có nghĩa vụ bảo quản nguyên vật liệu cho bên đặt gia công cung cấp;
– Có nghĩa vụ thông báo cho bên đặt gia công biết để có thể đổi nguyên vật liệu khác, sao cho phù hợp nếu như nguyên vật liệu đã cung cấp không đáp ứng đầy đủ chất lượng, từ chối thực hiện gia công nếu biết hoặc phải biết về quá trình sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội;
– Giao sản phẩm gia công theo đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng phương thức, đúng thời hạn và đúng địa điểm đã thỏa thuận, giữ gìn bí mật thông tin về quy trình gia công và tạo ra sản phẩm;
– Phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công khi đã hoàn thành hợp đồng;
– Có quyền yêu cầu bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận;
– Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện nếu nhận thấy chỉ dẫn đó có thể làm suy giảm chất lượng sản phẩm, tuy nhiên cần phải thông báo cho bên đặt gia công;
– Có quyền yêu cầu bên đặt gia công thanh toán đầy đủ tiền công theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trước đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.