Trách nhiệm bồi thường của người lao động khi làm mất tài sản của công ty? Đòi tiền bồi thường thiệt hại từ công ty khi bị giam giữ ở nước ngoài? Công ty yêu cầu bồi thường thiệt khi nhân viên có hành vi trộm cắp? Bồi thường khi gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp? Bồi thường chi phí đào tạo khi vi phạm cam kết đào tạo?
Theo quy định của pháp luật lao động, ta hiểu trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng với người lap động bằng cách truy cứu trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra. Quy định về trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động trong “Bộ luật lao động 2019” là điều cần thiết để đảm bảo mọi người khi làm việc có tinh thần tự giác, có trách nhiệm khi thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ lao động, đảm bảo trật tự, kỷ luật trong doanh nghiệp
Thứ nhất về đặc điểm của trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động
Đối với trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động, để phân biệt với các trách nhiệm khác như bồi thường thiệt hại thì cần chú ý những đặc điểm sau:
-Trách nhiệm vật chất trong luật lao động chỉ áp dụng đối với một bên của quan hệ lao động, đó là người lao động làm công ăn lương theo hợp đồng lao động. Đây là trách nhiệm mà người lao động phải chịu đối với người sử dụng lao động khi có hành vi gây ra thiệt hại, là sự ràng buộc để người lao động nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm túc kỷ luật trong khi làm việc
-Trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh khi trong khi người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động. Đối với trách nhiệm vật chất thì người sử dụng chỉ được áp dụng đối với người lao động khi trách nhiệm đó xảy ra khi người lao động đang thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động gây ra thiệt hại
-Tài sản bị thiệt hại phải thuộc quyền quản lý, sử dụng, bảo quản, lưu giữ hoặc chế biến của người sử dụng lao động. Để truy cứu trách nhiệm vật chất đối với người lao động thì người sử dụng lao động phải chứng minh được thiệt hại xảy ra đối với tài sản thuộc phạm vi của mình có quyền
-Trách nhiệm vật chất do người sử dụng lao động áp dụng cho người lao động. Chủ thể được áp dụng trách nhiệm này đó chính là người sử dụng lao động, vì người sử dụng lao động là người đang bị xâm phạm về quyền và lợi ích liên quan nên người sử dụng lao động có quyền áp dụng chế tài này để bảo vệ quyền lợi của mình
Thứ hai, về căn cứ để áp dụng trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động
Để áp dụng trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động cần phải đáp ứng những căn cứ theo quy định của luật, là những điều kiện để người sử dụng lao động quy trách nhiệm vật chất đối với người lao động gây thiệt hại. Việc áp dụng trách nhiệm vật chất chỉ được tiến hành khi có các căn cứ như sau:
Khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động: hành vi vi phạm kỷ luật lao động là sự vi phạm các nghĩa vụ lao động, không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ đó . Các nghĩa vụ này chủ yếu được quy định trong nội quy lao động và trong quá trình quản lý điều hành trực tiếp của người sử dụng lao động. Chỉ khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì mới có căn cứ áp dụng truy cứu trách nhiệm vật chất
Khi có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động: Về nguyên tắc cơ bản khi chịu trách nhiệm về vật chất thì người sử dụng lao động phải chứng minh được thiệt hại về tài sản mà người lao động gây ra là như thế nào thì mới có căn cứ để yêu cầu người lao động chịu trách nhiệm, do đó mặc dù người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật nhưng người sử dụng không chứng minh được thiệt hại thì không có căn cứ yêu cầu người lao động chịu trách nhiệm
Khi có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại tài sản: đối với thiệt hại về tài sản xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm, thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động phải do hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động gây ra và sự thiệt hại là kết quả tất yếu của hành vi đó mới có căn cứ để yêu cầu người lao động chịu trách nhiệm.
Khi người lao động gây thiệt hại tài sản có lỗi: Theo quy đinh của pháp luật, lỗi trong trách nhiệm vật chất là thái độ tâm lý của người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động. Theo đó nếu người lao động có lỗi và gây ra thiệt hại mới phải có trách nhiệm bồi thường, nếu không có lỗi mà thiệt hại gây ra do nguyên nhân khách quan thì không phải chịu trách nhiệm vật chất
Thứ ba, về bồi thường trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động.
Theo quy định tại điều 130 “Bộ luật lao động 2019” quy định về các trường hợp bồi thường thiệt hại vật chất cho người sử dụng lao động khi người lao động gây ra thiệt hại về tài sản, làm hư hỏng dụng cụ thiết bị của người sử dụng lao động. Mặc dù trong quy định của luật không quy định cụ thể hành vi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị và tài sản của người sử dụng lao động, hay mức bồi thường như thế nào nhưng đối với trường hợp nếu như người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với lỗi vô ý với giá trị tài sản bị thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì người lao động chỉ phải bồi thường ở mức nhiều nhất là 3 tháng tiền lương theo hợp đồng ao động. Để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và thu nhập của người lao động thì luật quy định cách bồi thường là khấu trừ hằng tháng vào tiền lương với mức không quá 30% tiền lương tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản khác liên quan như bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân
Đối với trường hợp người lao động làm mất công cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động thì nếu như trong hợp đồng lao động có điều chỉnh về trách nhiệm của người lao động khi làm mất công cụ thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động thì người lao động sẽ phải bồi thường theo cam kết đó. Những điều khoản cam kết này thể hiện trách nhiệm của người lao động khi công việc của họ có liên quan đến những tài sản có giá trị tương đối lớn. Và mức bồi thường cũng như cách thức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu như hai bên không thống nhất với nhau trong hợp đồng thì đối với các tài sản, công cụ thiết bị bị mất thì phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường.
1. Trách nhiệm bồi thường của người lao động khi làm mất tài sản của công ty
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi bị mất máy móc do lỗi của người lao động, bên tôi đã quyết định xử lí kỉ luật với trường hợp này. Vậy luật sư cho tôi hỏi trách nhiệm vật chất của người lao động trong trường hợp này như thế nào, bên tôi áp dụng mức bồi thường như thế nào với người lao động mới hợp lí và không trái pháp luật. Cảm ơn nhiều.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 130, của “Bộ luật lao động 2019” đã có ghi nhận về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với người lao động như sau:
“1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường”.
Luật sư
Như vậy, theo khoản 2, Điều 130, Bộ luật lao động thì người lao động làm mất thiết bị, tài sản của chủ sử dụng lao động thì sẽ phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể mức bồi thường do các bên thỏa thuận trong hợp đồng trách nhiệm. Nếu không có hợp đồng thì sẽ do các bên thỏa thuận bồi thường một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản. Ngoại trừ trường hợp vì lí do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn… và người lao động đã áp dụng mọi biện pháp thì lúc này người lao động không phải bồi thường.
2. Đòi tiền bồi thường thiệt hại từ công ty khi bị giam giữ ở nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, hiện tại em muốn tư vấn về quyền lợi người lao động. Em vào làm cho một công ty giày dép Việt Nam công việc ở một văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Khi vào làm có ký hợp đồng 3 năm với công ty, đến nay đã làm được 1 năm 8 tháng, tất cả giấy tờ đi lại được công ty làm hết. Ngày 7 tháng 6, em bị công an bên Trung Quốc bắt vì visa không phải visa đi làm. Do thiếu giấy đi làm bên trung quốc nên bị giam giữ 16 ngày và bị trục xuất về Việt Nam 5 năm không được quay lại Trung Quốc. Hiện tai công ty có xắp xếp làm tại tổng công ty ở Việt Nam, tất cả tiền phạt đã được công ty trả, hiện tại em muốn đòi công ty phải bồi thường tổn thất 16 ngày bị giam tại Trung Quốc không biết được không ạ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 “Bộ luật lao động 2019” quy định thì người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
“a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”
Như vậy, do bạn và công ty đã ký kết hợp đồng lao động 3 năm nên khi bạn muốn công ty bồi thường thiệt hại do bị giam giữ 16 ngày tại trung quốc thì trước hết phải căn cứ vào hợp đồng lao động. Nếu hợp đồng lao động giữa bạn và công ty có quy định về nghĩa vụ làm các giấy tờ của người lao động của chủ sử dụng lao động thì khi đó công ty sẽ bị phạt vi phạm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và có thể phải bồi thường nếu thiệt hại xảy ra. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại sẽ do bên bị thiệt hại thực hiện.
Nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể thì công ty không bị phạt vi phạm do không có quy định về nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, bạn có thể đòi bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm. Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm: có thiệt hại xảy ra, lỗi của hành vi, hành vi trái pháp luật và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Chỉ khi có đủ bốn căn cứ này thì bạn mới có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ công ty bạn.
Mặt khác theo Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý về việc xác định lỗi từ bên phía công ty trong việc chuẩn bị giấy tờ để bạn đi làm việc tại Trung quốc, nếu do lỗi của công ty thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm theo quy định tại Điều 611 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
3. Công ty yêu cầu bồi thường thiệt khi nhân viên có hành vi trộm cắp
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi là chỗ em vừa có 1 vụ mất cắp hàng hoá nhưng công ty lại gộp cả của tháng 6, tháng 7 và đầu tháng 8 vào để bắt bọn em phải ra phường để trình báo. Tuy nhiên em mới chuyển vào cửa hàng đấy mới chỉ từ 11/7 và làm đến 9/8 là em nghỉ, trong khoản thời gian đó em có ngồi thu ngân từ 29/7 đến 1/8 nhưng chú giám đốc của em lại bắt em phải ra phường để trình báo, trong khi trước đấy đã mất hàng rất nhiều và em đã phải bù tiền lương vào để đền… Và đến bây giờ em hỏi thì công ty bảo không trả lương thế bây giờ cho e hỏi luật dư là em phải làm như thế nào bây giờ ạ? ?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 101 “Bộ luật lao động 2019” quy định về Khấu trừ tiền lương như sau:
“1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.“
Theo Điều 130 “Bộ luật lao động 2019” quy định về Bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.“
Như vậy, người lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động bằng biện pháp khấu trừ lương trong trường hợp: người lao động gây thiệt cho người sử dụng lao động trong thời gian làm việc, có lỗi của người lao động.
Theo thông tin bạn cung cấp, việc bạn bị khấu trừ lương do làm mất hàng của công ty chỉ đúng khi mức khấu trừ đúng với tổn thất vật chất bạn gây ra cho công ty trong thời gian bạn làm việc thu ngân từ ngày 29/7 đến ngày 1/8. Phần lương còn lại của bạn phải được trả theo thỏa thuận đã có khi ký kết hợp đồng lao động giữa bạn và công ty. Bạn có quyền yêu cầu công ty phải hoàn trả phần lương còn thiếu hoặc khởi kiện ra Tòa án để được hoàn trả theo quy định.
4. Bồi thường khi gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, công nhân sản xuất của công ty em làm hàng bị lỗi, công ty tính số hàng bị lỗi thành tiền và phạt công nhân trừ vào lương, mức phạt của mỗi người là 556.000đ và mức lương thực tế của người lao động là 4.500.000đ. Vậy công ty làm như thế đúng hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, công nhân sản xuất công ty bạn trong quá trình làm việc đã làm một số hàng bị lỗi, công ty phạt công nhân trừ tiền vào lương. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
“Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
…”.
Theo quy định trên, khi công nhân có lỗi trong việc làm hư hỏng hàng hóa của công ty – đây là tài sản của công ty thì người lao động phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên.
Nếu giá trị số hàng đó không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì công nhân đó phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng kể từ ngày 01/01/2017 theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP như sau:
+ Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Luật sư tư vấn bồi thường khi gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp:1900.6568
Bạn xác định giá trị tài sản bị thiệt hại là bao nhiêu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bạn.
Hình thức khấu trừ vào tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 32. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.”
Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập theo quy định Khoản 3 Điều 101 “Bộ luật lao động 2019”.
Như vậy, theo các quy định trên, mỗi công nhân làm hỏng sản phẩm của công ty có giá trị là 556.000 đồng và công ty khấu trừ vào tiền lương (lương mỗi công nhân là 4.500.000/tháng) là phù hợp quy định pháp luật.
5. Bồi thường chi phí đào tạo khi vi phạm cam kết đào tạo
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện làm việc tại Bệnh viện công, thuộc biên chế nhà nước, là lãnh đạo khoa, chủ tịch công đoàn. Thời gian làm việc 10 năm, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Tôi tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 1 tháng 8 năm 2015, thời gian học 2 năm, chi phí đào tạo do sở chỉ trả. Hiện tại tôi đang học trung cấp chính trị, thời gian 14 tháng, đến tháng 8/2018 sẽ thi tốt nghiệp. Luật sư cho tôi hỏi hiện giờ tôi muốn xin nghỉ việc, vậy tôi phải làm những gì, có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không? Xin cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn làm việc trong một bệnh viện công theo chế độ
Trường hợp 1 bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Theo quy định của Điều 43 “
” 1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của “Bộ luật lao động năm 2019″”.
Do đó, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật thì bạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo cam kết đã thỏa thuận và quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 62 “Bộ luật lao động năm 2019” Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
“ 3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”
Trường hợp 2 Bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật là chấm dứt hợp đồng lao động thuộc 1 thuộc 1 trường hợp quy định tại ĐIều 37 “Bộ luật lao động năm 2019” về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật thì có phải bồi thường hay không? Vì vậy, để có cơ sở yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo thì cần phải căn cứ vào cam kết mà các bên đã thỏa thuận về các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo.
Nếu trong cam kết giữa bạn và bệnh viên thỏa thuận trong mọi trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đều phải bồi thường chi phí đào tạo thì bạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo thỏa thuận mà bạn đã cam kết.
Nếu trong cam kết giữa bạn và bệnh vienj không thỏa thuận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bạn sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo khi nghỉ việc.