Tôi có lái xe thuê gây tai nạn. Tôi có phải bồi thường cho công ty đó không khi tôi và công ty đó không có bất cứ hợp đồng lao động nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đang rất băn khoăn lo lắng về một vấn đề, cách đây vài tháng tôi có đc nhờ lái 1 chiếc xe du lịch đến địa điểm trả hàng cho một công ty. Mỗi lần lái đến địa điểm trả hàng tôi đc nhận 500.000đ tiền công. Trong vài lần kế tiếp, do quá bất ngờ xe phía trước phanh gấp, tôi đã không làm chủ đc tay lái, dẫn đến xe tôi điều khiển đã húc mạnh vào xe phía trc gây như hỏng phần đầu bên lái. (xe phía trước cũng thuộc công ty A và người lái xe phía trước cũng được nhờ lái như tôi. Không có thiệt hại về người). Sau lần ấy tôi không lái xe cho công ty A nữa. Nay công ty A gọi điện bảo tôi phải bồi thường về thiệt hại sửa chữa chiếc xe.
Tôi chỉ đc nhờ lái chiếc xe đến địa điểm công ty nói, không có hợp đồng thuê lao động hay bất cứ giấy tờ gì tôi được công ty A thuê và mức tiền công tôi được nhận.
Sau ghi gây tai nạn công ty A có viết một tờ giấy “chứng minh tôi đã lái chiếc xe trên mang số hiệu…. hư hỏng chưa rõ….. tên tôi, số chứng minh nhân dân của tôi, số bằng lái”, không nói đến bất cứ điều gì tôi phải bồi thường trong tờ giấy ấy, tôi đã ký tên.
Số tiền công ty A đề nghị không phải số tiền nhỏ đối với tôi. Xin Luật sư cho tôi hỏi tôi sẽ phải bồi thường hay không phải bồi thường. Nếu phải bồi thường thì bồi thường ở mức nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Chào bạn! Với băn khoăn của bạn,
Trường hợp 1: Người sử dụng lao động và người lao động không giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc trường hợp người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi hết hạn hợp đồng trước được quy định tại Khoản 2 Điều 22 “Bộ luật lao động 2019” (BLLĐ)
Đối với trường hợp trên thì trách nghiệm bồi thường giữa người sử dụng lao động với người lao động sẽ được điều chỉnh chủ yếu bới BLLĐ và các văn bản hướng dẫn khác.
-Trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao độn đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Căn cứ vào Điều 144, Điều 145 BLLĐ quy định cụ thể như sau:
“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo
hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của
Luật bảo hiểm xã hội .2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
-Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người lao động gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động: Căn cứ vào Điều 130 BLLĐ cụ thể như sau:
“Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”
Trường hợp 2: Không có hợp đồng lao động dưới bất kỳ hình thức nào:
Trách nhiệm bồi thường sẽ được quy định theo các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong “Bộ luật dân sự 2015”. Điều 604, Điều 605 quy định về “căn cứ để xác định và nguyên tắc bồi thường “ như sau:
“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”