Trách nhiệm bồi thường dân sự khi gia cầm sang phá vườn hàng xóm. Súc vật, gia cầm phá vườn nhà hàng xóm tôi có phải bồi thường không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn hỏi một vấn đề như sau:
Nhà tôi và nhà hàng xóm có làm một tường rào để ngăn cách vườn của hai nhà, hai bên không hề có tranh chấp gì? Nhà tôi ở nông thôn nên có nuôi rất là nhiều gia cầm, bao gồm gà, vịt, ngan. Hôm đó trời nắng to, gia cầm bên tôi có vây kín nhưng không biết lý do tại sao lại sang nhà bên cạnh trong khi có hàng rào? Khi sang bên đó thì có hủy hoạt hai dãy hàng rau mới trồng và 3 dãy hoa ly (mới trồng). Nhà bên cạnh đã lùa hết gà nhà tôi vào nhà họ và nói rằng nhà tôi phải bồi thường nếu không số gia cầm này thuộc về nhà họ? Luật sư cho tôi hỏi là giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp này bạn phải xác định được việc gia cầm bên bạn do bạn vây không cẩn thận để cho gia cầm sang nhà bên cạnh gây thiệt hại về tài sản hay do nguyên nhân khác.
Theo quy định tại “Bộ luật dân sự 2015”:
“Điều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
>>> Luật sư
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Tuy nhiên, bạn có đưa ra về vấn đề bên nhà hàng xóm có đang giữ số gia cầm nhà mình thì cũng không đúng với quy định “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009
“Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, bạn phải xác định được việc gia cầm nhà mình làm hư hỏng tài sản nhà hàng xóm thì phải tiến hành bồi thường cho họ theo đúng quy định của pháp luật.