Trong quá trình làm việc, trường hợp người lao động bị mất tích thì doanh nghiệp xử lý như thế nào về vấn đề tiền lương cho người lao động đó? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Trả lương cho người lao động trong thời gian mất tích:
Căn cứ khoản 7 Điều 34
Do đó, trong trường hợp người lao động mất tích và Tòa án đã có quyết định tuyên bố người lao động mất tích thì hợp đồng lao động sẽ chấm dứt. Và từ thời điểm có quyết định tuyên bố người lao động mất tích của Tòa án, hợp đồng lao động giữa các bên sẽ chấm dứt và người sử dụng lao động không cần phải chi trả lương cho người lao động từ thời điểm đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người lao động mất tích một thời gian lâu nhưng chưa có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án:
– Nếu như người lao động mất tích và không có bất cứ lý do, người thân, người nhà cũng không biết được thông tin thì có thể xếp vào trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nếu người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó mà không cần chi trả các khoản lương tính từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Có chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất tích không?
Trợ cấp thôi việc làm là khoản tiền hỗ trợ tài chính do đơn vị/ người sử dụng lao động chi trả bổ sung cho người lao động sau khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong một thời gian nhất định.
Đây là khoản hỗ trợ giúp cho người lao động nghỉ việc có thể đảm bảo được một phần nào đó trong cuộc sống trong quãng thời gian tìm kiếm việc làm mới.
– Các trường hợp người sử dụng lao động phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động:
+ Khi hết hạn hợp đồng lao động.
+ Khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
+ Khi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Trường hợp khi người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
+ Trường hợp người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
+ Trường hợp người lao động chết.
+ Trường hợp khi người lao động bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
+ Trường hợp khi người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
+ Trường hợp khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Trường hợp khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Trường hợp khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
(căn cứ Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019).
Như vậy, theo quy định trên thì nếu như người lao động bị mất tích và có tuyên bố của Tòa án sẽ dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu như người lao động thuộc một trong các trường hợp hơn thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc cho mình thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
3. Thủ tục tuyên bố người lao động mất tích như thế nào?
Căn cứ Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trường hợp người lao động bỏ đi biệt tích suốt 02 năm liền, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tìm kiếm, thông báo theo quy định nhưng không có tin tức xác thực gì về việc người đó còn sống hay đã chết thì những người có liên quan có quyền làm thủ tục ra Tòa án yêu cầu tuyên bố người đó mất tích.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ tuyên bố người lao động mất tích gồm:
– Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Hướng dẫn viết đơn như sau:
+ Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Do đó, phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân thuộc thẩm quyền để được giải quyết.
+ Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: nếu là doanh nghiệp ghi rõ tên công ty; thông tin người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền; địa chỉ trụ sở chính;…
+ Nội dung đơn phải ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó: Có thể yêu cầu tuyên bố mất tích để làm căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động;…
+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
+ Điền đầy đủ trong đơn các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu (ghi rõ bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1,2,3,…), ví dụ:
1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A;
2. Hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động.
(8) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu
Ví dụ: Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2023; Hưng Yên, ngày ngày 04 tháng 08 năm 2023.
+ Cuối cùng người đại diện có thẩm quyền chung ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của công ty.
– Giấy tờ chứng minh việc đã sử dụng các biện pháp thông báo tìm kiếm của người yêu cầu với người bị tuyên bố mất tích.
– Các chứng cứ, tài liệu chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liên tục trở lên mà không có bất cứ thông tin xác thực nào về việc người này còn sống hay đã chết.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Toà án nơi mà người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng trước khi mất liên lạc (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Thời gian để tuyên bố một người mất tích từ khi nộp hồ sơ đến khi Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích là 05 tháng. Cụ thể:
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người mất tích. Thời gian thông báo tìm kiếm là 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu.
– Sau khi kết thúc thời hạn thông báo, trong vòng 10 ngày, Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
4. Người lao động mất tích có phải thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Bộ luật lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên ngoại trừ trường hợp sau:
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do.
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người lao động chết.
– Người lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Đối tượng người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động năm 2019.