Tổng thầu sử dụng năng lực của nhà thầu liên danh để tham dự thầu. Nhà thầu phụ có phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về năng lực, kinh nghiệm?
Tổng thầu sử dụng năng lực của nhà thầu liên danh để tham dự thầu. Nhà thầu phụ có phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về năng lực, kinh nghiệm?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho hỏi 1: Một công ty đang làm trong lĩnh vực xây dựng (Tổng thầu Xây Dựng & Cơ Điện), nếu muốn thi công công trình xây dựng cấp 1 (mà chưa có Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng công trình cấp 1), thì có thể liên doanh với Công ty khác đã có Chứng chỉ năng lực hoạt đông xây dựng công trình cấp 1 để thi công được không? Thủ tục liên doanh như thế nào?
Xin cho hỏi 2: 1 Công ty đang làm trong lĩnh vực xây dựng (Tổng thầu Xây Dựng & Cơ Điện), nếu muốn thi công công trình xây dựng cấp 1 (mà chưa có Chứng chỉ năng lực hoạt đông xây dựng công trình cấp 1), nhưng các nhà thầu phụ thì có Chứng chỉ năng lực hoạt đông xây dựng công trình cấp 1, như vậy có được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ theo Điều 57
"Điều 57. Điều kiện chung
1. Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có
hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.4. Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
5. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại."
Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình, chứng chỉ năng lực được xếp hạng theo hạng công trình. Công trình hạng I yêu cầu phải có:
– Có ít nhất 3 (ba) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng;
– Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm đối với trình độ đại học, 5 (năm) năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
– Có ít nhất 15 (mười lăm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
– Có ít nhất 30 (ba mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
– Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại.
Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về liên danh nhà thầu: 1900.6568
Như vậy, khi Công ty của bạn không đủ điều kiện năng lực để thực hiện thi công công trình thì hoàn toàn có thể liên danh với một đơn vị khác để tham gia dự thầu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 36, Điều 4
Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
Như vậy, căn cứ vào phần công việc mà nhà thầu phụ đảm nhận, việc đánh giá hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ thuộc vào tính chất công việc tại thời điểm được giao thầu.