Đề thi thử đánh giá tư duy Bách Khoa Hà Nội là một trong những đề thi có độ phân hoá cao, uy tín nhất hiện nay. Dưới đây là tổng hợp đề thi thử đánh giá tư duy Bách Khoa Hà Nội chuẩn nhất, mời bạn đọc cùng đón xem.
Mục lục bài viết
1. Bài thi bắt buộc:
Chụp ảnh bằng sóng siêu âm
Khi mang thai, đa số các phụ nữ đều đi chụp ảnh bằng siêu âm để xem tình trạng thai nhi, đặc biệt để kiểm tra các dị tật, sự phát triển của thai hay xác định giới tính. Tuy kết quả thu được là một tờ giấy có in ảnh rõ ràng, nhưng ít ai nói là chụp ảnh bằng siêu âm mà chỉ nói gọn là siêu âm, thí dụ hỏi: Siêu âm chưa? Siêu âm con trai hay con gái? Vậy siêu âm là gì và chụp ảnh bằng siêu âm dựa trên cơ chế gì?
Sóng âm là sự truyền dao động cơ trong môi trường khí, lỏng cũng như rắn. Sóng âm cỏ tần số 20.000 Hz đến 109 Hz gọi là sóng siêu âm với tần số cao như vậy. người ta dễ tạo tia sóng siêu âm mảnh đi thẳng như một tia sáng. Tuy sóng siêu âm là sóng cơ (sóng đàn hồi), về bàn chất hoàn toàn khác với ánh sáng là sóng điện từ nhưng việc truyền tia siêu âm qua các môi trường có những nét giống như truyền tia sáng. Thí dụ về quang học. ta xét một tia sáng chiếu xuống một hồ nước. Khi đến mặt phân cách giữa không khí và nước, tia sáng bị phản xạ một phần, một phần bị khúc xạ. Nếu nước trong, ta có thể nhìn thấy đáy hồ. Đó là do ảnh sảng đến đáy hồ phản xạ lại đến mắt ta. Nhìn vào cơ thể người bằng tia siêu âm cùng tương tự như nhìn vào cải hồ bằng tia sáng. Thật vậy, cơ thể người chứa nhiều nước và tia siêu âm rất dễ dàng đi vào môi trường như vậy không khác gì tia sáng chiếu vào hồ nước. Tốc độ siêu âm đi vào cơ thể cỡ 1.500 mét giây, nhưng tùy thuộc chất liệu chỗ nhiều nước, chỗ nhiều mỡ, chỗ nhiều thịt v.v. mà tốc độ đó thay đổi cỡ cộng trừ 60 mét/giây. Điều quan trọng là khi đi qua mặt phân cách giữa hai bộ phận của cơ thể do chất liệu khác nhau, nên tia siêu âm bị phản xạ không nhiều thì ít. Sau khi bị phản xạ ở mặt phân cách, tia siêu âm đi thẳng bị yếu đi, lại tiếp tục hành trinh, nếu gặp mặt phân cách khác lại bị phản xạ, bị yếu đi và lại tiếp tục đi… Sau một số lần phản xạ như thế. đến một lúc tia siêu âm đi thẳng quá yếu, xem như bị tắt hẳn. Đối với cơ thể người, do cơ chế mồi lần phản xạ bị yếu đi như vậy nên tia siêu âm đi vào cơ thể chỉ vài chục centimet xem như bị tắt. Nhưng chính nhờ cơ chế bị phản xạ nhiều lần này mà máy chụp ảnh siêu âm có thể chụp được ảnh bên trong cơ thể đến độ sâu vài chục centimet.
Trong một máy chụp ảnh siêu âm. bộ phận quan trọng nhất là bộ phận đầu dò gồm bốn viên áp điện được đậu trên hình trụ quay được. Mỗi viên áp điện có thể phát ra các xung sóng siêu âm đồng thời thu được các xung sóng siêu âm phản xạ từ các mô, các bộ phận trong cơ thể. Trong mỗi giây đồng hồ. chu trình thu, phát lặp lại đến 400 lần. Quy trình chụp ảnh của máy chụp ảnh siêu âm có thể phân ra ba giai đoạn như sau
a, Phát ra sóng siêu âm: Máy phát ra xung điện dẫn đến viên áp điện. viên áp điện phát xung siêu âm với tần số nhất định.
b, Các mô phản xạ sóng siêu âm tạo ra tiếng vọng: Mỗi khi chùm siêu âm đi từ môi trường này sang môi trường kia, bị phản xạ (một phần) ở mặt phân cách. Khi viên áp điện nhận được tiếng vọng (sóng siêu âm phản xạ), viên áp điện biến siêu âm thành xung điện. có thể gặp nhiều mặt phân cách có nhiều tiếng vọng. Máy phân tích thời gian giữa xung điện phát ra và các xung điện do phản xạ gây nên để từ đó tính các khoảng thời gian và các khoảng cách đến các mặt phản xạ.
c, Quét tia siêu âm để dựng ảnh: Các viên áp điện dịch chuyển theo nhịp độ quay của hình trụ gắn các viên áp điện. Máy căn cứ vào các số liệu về khoảng cách và tốc độ truyền siêu âm để dựng lên hình ảnh.
Do những đặc điểm truyền và phản xạ sóng siêu âm, nên các máy chụp ảnh bằng siêu âm thường không phải là vạn năng mà là chuyên dụng (như máy chụp ảnh siêu âm dùng cho thai nhi. máy chụp ảnh siêu âm dùng để chụp gan. máy chụp ảnh siêu âm đo loãng xương, v.v.) Ưu điểm rất lớn của phép chụp ảnh bằng tia siêu âm là ít độc hại so với chụp ảnh tia X hay chụp ảnh bằng tia phóng xạ.
Câu 1. Ý chính của bài viết trên là gì?
A. Các bộ phận cấu tạo chính của máy chụp ảnh siêu âm.
B. Cơ chế tạo ảnh và nguyên lý hoạt động của máy chụp ảnh siêu âm.
C. Sự so sánh giữa quá trình chụp ảnh siêu âm và chụp ảnh quang học.
D. Những ưu điểm nổi bật của máy chụp ảnh siêu âm.
Câu 2. Trong đoạn 2 và đoạn 3, tác giả có ý gì khi nhắc đến sóng siêu âm và sóng ánh sáng?
A. So sánh tốc độ truyền trong chất lỏng của hai loại sóng này.
B. So sánh chất lượng hình ảnh của hai phương pháp tạo ảnh.
C. Khẳng định sự giống nhau về cơ chế tạo ảnh của hai loại sóng này.
D. Khẳng định sự giống nhau về bản chất cùng là sóng cơ của hai loại sóng này.
Câu 3. Cụm từ “tốc độ đó” dùng để chỉ khái niệm nào dưới đây?
A. Tốc độ ánh sáng trong chất lỏng. B. Tốc độ phản xạ ở mặt phân cách.
C. Tốc độ khúc xạ của ánh sáng. D. Tốc độ siêu âm đi vào cơ thể.
Câu 4. Theo đoạn 3, vì sao tia siêu âm bị tắt khi lan truyền vào cơ thể người?
A. Sóng siêu âm bị khúc xạ nhiều lần khi đi vào cơ thể.
B. Công suất phát sóng siêu âm đi vào cơ thể không lớn.
C. Sóng siêu âm bị tắt khi lan truyền theo đường thẳng trong môi trường chất lỏng.
D. Phản xạ xảy ra liên tục tại các mặt phân cách giữa các bộ phận trong cơ thể.
Câu 5. Câu nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng nội dung của bài đọc?
A. Sự lan truyền của tia siêu âm qua các môi trường có những nét giống như truyền tia sáng.
B. Cơ chế tạo ảnh của máy siêu âm dựa trên phản xạ của sóng siêu âm ở các mặt phân cách.
C. Sóng siêu âm và sóng ánh sáng có cùng bản chất là sóng điện từ.
D. Sóng siêu âm là sóng âm với tần số từ 20.000 Hz đến 109 Hz.
Câu 6. Ý nào dưới đây thể hiệu đầy đủ vai trò của tấm áp điện trong đầu dò của máy siêu âm?
A. Thu sóng siêu âm với tần số thấp.
B. Thay đổi tần số của sóng siêu âm phản xạ đạt cực đại.
C. Phát ra sóng siêu âm và thu sóng siêu âm phản xạ về.
D. Phát ra sóng siêu âm với tần số cao.
Câu 7. Bước nào sau đây KHÔNG được nêu trong quá trình các mô phản xạ sóng siêu âm tạo ra
tiếng vọng?
A. Chùm siêu âm bị phản xạ ở mặt phân cách.
B. Viên áp điện biến siêu âm thành xung điện.
C. Thông số về tốc độ truyền siêu âm được sử dụng để dựng hình ảnh.
D. Các khoảng thời gian và khoảng cách đến các mặt phản xạ được đo lường.
Câu 8. Các ý trong “Quy trình … lên hình ảnh” (phần 3 ý a, b, c) được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Từ ít quan trọng nhất đến quan trọng nhất.
B. Từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.
C. Theo trình tự không gian.
D. Theo trình tự thời gian.
Câu 9. Ưu điểm của phương pháp chụp ảnh siêu âm được nhắc đến trong bài là gì?
A. Ít độc hại so với chụp ảnh bằng tia phóng xạ.
B. Máy siêu âm có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo.
C. Ảnh chụp bằng sóng siêu âm cho độ sắc nét cao.
D. Có thể chế tạo máy chụp ảnh siêu âm vạn năng.
Trong một báo cáo về sự ấm lên của Bắc Cực, các nhà khoa học châu Âu đã kiểm tra dữ liệu về lịch sử nhiệt độ và phát hiện ra rằng nhiệt độ của Siberia – nơi nổi tiếng với nhiệt độ mùa đông lạnh nhất ở Bắc bán cầu (nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -50°C) – đã ấm lên bất thường kể từ tháng 1/2020. Các nhà khoa học dự báo, đến năm 2050, hàng ngàn kilomet đường ống và đường giao thông, các tòa nhà, mỏ dầu và bể chứa, cảng hàng không, các cơ sở hạ tầng… trên khắp Bắc Cực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà gần 1/4 đất liền nơi đây nằm trên lớp băng vĩnh cửu. Thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ USD.
Nhiệt độ tăng khiến cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn ở Bắc Cực. Tháng 8 năm ngoái, hơn 4 triệu ha rừng ở Siberia đã bốc cháy. Cháy rừng ở Bắc Cực cùng gây hậu quả rất lớn đối với khí hậu toàn cầu khi mà diện tích rừng nơi đây bao phủ 33% diện tích đất bề mặt trái đất và lưu trữ khoảng 50% lượng carbon trong lòng đất trên thế giới – nhiều hơn lượng carbon nằm trong tất cả sinh khối thực vật trên thế giới và tương đương với lượng carbon trong khí quyển.
Nhiệt độ cao, cháy rừng, băng vĩnh cửu tan sẽ giải phóng khí carbon và metan đang bị lưu giữ. Chuyên gia về khí metan ở Bắc Cực – Katey Walter Anthony (Đại học Alaska, Mỹ) cho biết. “Khí carbon dioxide và metan thoát ra từ các địa điểm tan băng vĩnh cửu và các vụ cháy, chúng không chỉ tồn tại ở Bắc Cực mà sẽ hòa vào khí quyển và lưu thông trên toàn cầu, góp phần làm tăng nồng độ khí nhà kính”. Theo Báo cáo Bắc Cực năm 2019 của Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), băng tan khắp Bắc Cực có thể sẽ thải ra khoảng 300-600 triệu tan carbon ròng mỗi năm vào bầu khí quyển Trái Đất. Kể từ khi có dữ liệu vệ tinh (năm 1979) đến nay, băng ở Bắc Cực vào mùa hè đã mất tới 40% diện tích và 70% khối lượng. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự nóng lên toàn cầu. Vùng cực của trái đất có nhiệt độ lạnh không chi vì nhận được ít ánh nắng mặt trời trực tiếp mà còn vì nơi đây có những khối băng trắng khổng lồ có tác dụng như tấm gương khổng lồ phản xạ hầu hết ánh sáng mặt trời trờ lại không gian. Trong khi đó nước biển lại hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, khi băng ở Bắc Cực tan chảy sẽ làm nước biển dâng, làm tăng diện tích bao phủ bởi nước biển, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến nhiệt độ trái đất ngày càng ấm lên.
Băng Bắc Cực còn ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn thế giới thông qua việc tác động tới dòng hải lưu. Đại dương và không khí hoạt động như động cơ nhiệt, vận chuyển nhiệt đến các cực một cách thường xuyên thông qua hoàn lưu khí quyển và dòng hải lưu đề tạo ra sự cân bằng. Diện tích băng biển giảm sẽ ảnh hưởng đến những quá trình này. Nhiệt độ vùng cực ấm lên phá vỡ lưu lượng nhiệt tổng thể của Trái Đất, trong khi hướng gió thay đổi đẩy nhiều băng hơn từ biển Bắc Cực về phía Đại Tây Dương. Tại đây, chúng sẽ tan thành nước lạnh và ngăn cản dòng hải lưu ấm lưu chuyển từ vùng nhiệt đới. Sự nóng lên bất thường của Bắc Cực còn làm giảm chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa Bắc Cực và vĩ độ thấp – nơi có nhiều người sinh sống. Điển hình như lãnh nguyên của làng Russkoye Ustyle (Siberia), quần xã sinh vật lạnh nhất hành tinh, cũng đang bốc cháy. Các tòa nhà cũ của ngôi làng này đã chìm xuống sông trong 3 thập kỷ qua do sự xói mòn và tan băng vĩnh cửu gây ra. Trưởng làng, ông Portnyagin cho biết: “Đây là năm thứ 2 liên tiếp chúng tôi không có băng để di chuyển bằng xe trượt tuyết trong tháng 6. Trong khi đó, người dân làng không quen với nhiệt độ cao đã bị đau đầu và gặp các vấn đề về da. Những đàn cá cũng không còn thấy xuất hiện vì chúng lặn sâu xuống đáy biển. Các ngư dân đang vô cùng khốn khổ”.
Trong khi người dân và các nhà khoa học đang rất lo lắng về những thay đổi bất thường và nhanh chóng của khí hậu Bắc Cực cũng như tương lai của khí hậu toàn cầu, thì các nhà chính trị lại dường như đang quan tâm hơn tới khía cạnh kinh tế và quyền kiểm soát Bắc Cực. Sở dĩ như vậy vì vùng cực này chứa đựng nguồn tài nguyên khổng lồ (30% trữ lượng khí đốt và 13% trữ lượng dầu mỏ của thế giới chưa được khai thác; nhiều mỏ kim loại hiếm dùng để chế tạo linh kiện điện tử và vũ khí). Khi băng tan, việc khai thác các nguồn tài nguyên này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lựa chọn kinh tế hay khí hậu là bài toán đang được đặt ra và gây nhiều tranh cãi.
Câu 10. Ý chính của bài viết trên là gì?
A. Tranh cãi chủ quyền và lợi ích kinh tế giữa các quốc gia ở Bắc Cực.
B. Nguyên nhân của hiện tượng khí hậu ấm lên ở Bắc Cực.
C. Khủng hoảng khí hậu tại Bắc Cực và những hệ luỵ.
D. Thiệt hại kinh tế do hiện tượng khí hậu ấm lên ở Bắc Cực.
Câu 11. Theo đoạn 2 của bài viết, phần lớn lượng carbon ở Bắc Cực nằm ở đâu?
A. Trong sinh khối động vật. B. Trong sinh khối thực vật.
C. Trong khí quyển. D. Trong lòng đất.
Câu 12. Cụm từ “dữ liệu vệ tinh” trong đoạn 3 để chỉ loại dữ liệu về điều gì?
A. Dữ liệu về độ bao phủ băng. B. Dữ liệu về nồng độ khí nhà kính.
C. Dữ liệu về lượng carbon ròng. D. Dữ liệu về nền nhiệt độ cao.
Câu 13. Theo đoạn 3, có thể kết luận gì về các khí nhà kính?
A. Chúng được tạo ra ở một nơi nhưng có thể gây tác động ở nơi khác.
B. Chúng chỉ tồn tại cục bộ tại một số khu vực nhất định.
C. CHúng có nồng độ tập trung cao hơn ở các vùng cực.
D. Chúng do hai thủ phạm chính gây ra là băng tan và cháy rừng.
Câu 14. Ở đoạn 4, tác giả so sánh lớp băng bao phủ vùng cực với “tấm gương khổng lồ” nhằm mục đích gì?
A. Minh hoạ cho sự thật rằng các vùng này có quá ít đất liền, chủ yếu được đại dương bao phủ.
B. Nhấn mạnh vẻ đẹp tráng lệ của các vùng cực mà không khu vực địa lí nào khác có được.
C. Lý giải tạo sao nơi này không nhận được nhiều ánh sáng mặt trời như những khu vực khác.
D. Minh hoạ cho một đặc điểm khiến khí hậu các vùng cực vô cùng lạnh giá.
Câu 15. Khí hậu ấm lên ở vùng cực ảnh hưởng thế nào tới nền khí hậu chung của Trái Đất?
A. Phá vỡ vòng tuần hoàn nhiệt trên hành tinh.
B. Phá vỡ vòng tuần hoàn nước trên hành tinh.
C. Phá vỡ vòng tuần hoàn carbon trên hành tinh.
D. Phá vỡ vòng tuần hoàn không khí trên hành tinh.
Câu 16. Từ “lãnh nguyên” là khái niệm chỉ điều gì?
A. Một dạng địa hình. B. Một dạng sinh thái.
C. Một dạng khí hậu. D. Một dạng địa chất.
Câu 17. Bài viết đề cập tới ngôi làng Russkoye Ustye nhằm minh họa điều gì?
A. Người dân hưởng lợi từ việc canh tác nông nghiệp trên mảnh đất trước kia toàn băng.
B. Biến đổi khí hậu vùng cực đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân bản địa.
C. Biến đổi khí hậu khiến tỉ lệ người mắc các bệnh dị ứng thời tiết ngày càng tăng.
D. Giao thông đi lại tại một số nơi vùng cực đang trở nên thuận lợi hơn nhờ băng tan.
Câu 18. Tại sao các chính trị gia có vẻ đang làm ngơ trước thực trạng biến đổi khí hậu tại vùng cực?
A. Họ quan tâm tới những lợi ích kinh tế và địa chính trị tại các nơi này hơn.
B. Họ cho rằng những nơi này quá xa xôi và không có giá trị kinh tế chính trị.
C. Họ quan tâm tới các vấn đề đời sống xã hội cấp bách hơn ở quốc gia của họ.
D. Họ nghi ngờ các kết luận khoa học về sự biến đổi khí hậu tại các vùng cực.
Câu 19. Ở cuối bài viết, tác giả bày tỏ thái độ gì?
A. Bàng quan. B. Hoài nghi. C. Bức xúc. D. Lạc quan.
2. Bài thi Sinh học:
Câu 1. Các giả định của cân bằng Hacđi Vanbec là
A. Kích thước quần thể lớn, giao phối ngẫu nhiên, không di cư, không đột biến.
B. Kích thước quần thể lớn, giao phối ngẫu nhiên, thể dị hợp sống sót tốt nhất, không di cư, không
đột biến.
C. Kích thước quần thể lớn, giao phối chọn lọc, không di cư, không đột biến.
D. Kích thước quần thể nhỏ, giao phối ngẫu nhiên.
Câu 2. Màng tế bào được cấu tạo bởi lớp photpholipit, có bề mặt ngoài mang điện tích âm được
quyết định bởi:
A. Phân tử axit béo không no. B. Phân tử glixerol.
C. Nhóm photphat. D. Phân tử axit béo no.
Câu 3. Cho chuỗi phản ứng sinh hóa giả định sau đây được xúc tác bởi enzim (E1-E6), đường gạch
đứt mô tả tác dụng ức chế ngược của sản phẩm phản ứng enzim. Khi các chất F và H có nồng độ
cao, chất nào bị tích tụ đến nồng cao bất thường?
A. Chất C. B. Chất G. C. Chất B. D. Chất D.
Câu 4. Bản chất của quá trình lên men sữa chua là:
A. Vi khuẩn lên men hiếu khí tạo axit axetic.
B. Vi khuẩn lên men hiếu khí tạo axit lactic.
C. Vi khuẩn lên men kị khí tạo axit lactic.
D. Vi khuẩn lên men kị khí tạo axit axetic.
Câu 5. Các kiểu gen sau đây được tìm thấy trong một quần thể
Tần số alen của A và a là bao nhiêu?
A. A = 0,86 và a = 0,14. B. A = 0,63 và a = 0,36.
C. A = 0,32 và a = 0,32. D. A = 0,32 và a = 0,68.
Câu 6. Ở một loài thực vật có 2n= 10 có một thể đột biến, trong đó ở cặp nhiễm sắc thể số 1 có một
cặp nhiễm sắc thể bị lặp đoạn, cặp nhiễm sắc thể số 3 có một nhiễm sắc thể bị đảo đoạn, cặp nhiễm
sắc thể số 5 có một nhiễm sắc thể bị mất đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp nhiễm sắc thể phân li bình
thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử chỉ mang một nhiễm sắc thể bị đợt biến
chiếm tỉ lệ
A. 0,125. B. 0,25. C. 0,375. D. 0,625.
Câu 7. Một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái hồ nước ngọt như sau:
Tảo → trùng bánh xe → động vật nguyên sinh → giáp xác bậc thấp → cá → chim → người.
Nếu nước trong hồ nhiễm Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane (DDT, độc và rất khó phân hủy)
với nồng độ thấp thì loài nào bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì sao?
A. Người, vì người có bậc dinh dưỡng cao nhất nên DDT tích lũy nhiều nhất.
B. Giáp xác, vì giáp xác thuộc mắt xích cuối thuộc động vật bậc thấp dễ bị ảnh hưởng bởi DDT.
C. Táo, vì táo là loài trực tiếp thu nhận và dung nạp DDT trong cơ thể.
D. Cá, vì cá là mắt xích cuối trong chuỗi sống trong môi trường nước nên tích lũy DDT nhiều
nhất.
Câu 8. Những ví dụ nào sau đây KHÔNG phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái vô sinh tới
sinh vật?
A. Mặt trời và nồng độ cao có thể gây ra cháy rừng.
B. Độ ẩm không khí giới hạn sự phân bố của một số loài bò sát.
C. Nồng độ oxi hòa tan ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vi khuẩn trong bể xử lý nước thải hiếu khí.
D. Việc bổ sung vi khuẩn lactic vào dịch lên men sẽ làm ức chế nấm men sinh êtilic.
Câu 9. Một mạch của vùng xoắn kép cục bộ trên một phân tử ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: 5’AXGGXXAGG-3’. Mạch pôlinuclêôtit bổ sung có trình tự như sau:
A. 5’-XUUGGXXGU-3’. B. 5’-XTTGGXXGT-3’.
C. 5’-UGXXGGUUX-3’. D. 5’-TGXXGGTTX-3’.
Câu 10. Khi nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis theo phương pháp nuôi cấy không liên tục, điều nào sau đây không đúng với pha tiềm phát?
A. Số lượng tế bào tăng theo hàm số mũ.
B. Tế bào đẩy mạnh tổng hợp enzim để sử dụng cơ chất trong môi trường.
C. Hầu hết các tế bào không sinh trưởng ngay.
D. Tế bào điều chỉnh để thích nghi với môi trường.
Câu 11. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về bào tử của nấm:
A. Bào tử được tạo thành với mục đích duy nhất là để sinh sản.
B. Bào tử trần là bào tử không được bọc trong túi.
C. Bào tử hình thành do kết quả của sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
D. Bào tử dính là bào tử được tạo thành dính với nhau thành chuỗi.
Câu 12. Điểm giống nhau của quá trình sản xuất rượu vang và bánh mì là:
A. Cùng sử dụng nguyên liệu bột mì. B. Cùng sử dụng vi khuẩn để lên men.
C. Cùng sử dụng nấm men để lên men. D. Không có điểm giống nhau nào.
Câu 13. Tần số của các cá thể AABBCC từ giao phối của hai cá thể aabbcc sẽ là:
A. 1/8. B. 1/32. C. 1/16. D. 1/64.
Câu 14. Sản phẩm phuy của quá trình hô hấp tế bào ở tế bào nhân thực là:
A. ATP và nước. B. CO2 và nước. C. Chí có CO2. D. Chỉ có nước.
Câu 15. Kháng sinh KHÔNG có đặc tính nào sau đây:
A. Là hợp chất hữu cơ có thể được tổng hợp nhờ vi sinh vật.
B. Làm giảm sức căng bề mặt của nước.
C. Kìm hãm việc tổng hợp axit nuclêic và prôtêin.
D. Kìm hãm sự phát triển vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc.
3. Bài thi tiếng Anh (English Test):
Question 1. Choose the word that has the underlined part pronounced differently from the others.
A. biomass. B. abandon. C. attitude. D. available.
Question 2. Choose the word whose primary stress is different from the others.
A. mechanic. B. extinction. C. industry. D. continue.
Question 3. Choose the word that has the underlined part pronounced differently from the others.
A. activity. B. practical. C. efficient. D. accountant.
Question 4. Off all the factors affecting agricultural products, weather is the one ______ the most.
A. farmers have difficulty.
B. causes farmers difficulty.
C. of difficulty to farmers.
D. that causes difficulty for farmers.
Question 5. You look terribly exhausted. You really get more sleep.
A. could. B. might. C. ought to. D. would.
Question 6. You had better stop smoking; ______, you will end up with lung cancer.
A. otherwise. B. if. C. unless. D. in case.
Question 7. Electric lamps came into widespread use during the early 1900s and ______ other types
of fat, gas or oil lamps for almost every purpose.
A. replaces. B. had replaced. C. have replaced. D. is replacing.
Question 8. I still remember ______ to England when I was 7 years old.
A. going. B. to go. C. to have gone. D. go.
Question 9. 1866 to 1883, the bison population in North America was reduced from an ______ 13
million to a few hundred.
A. From – estimation. B. In – estimated.
C. In – estimate. D. From – estimated.
Question 10. I ______ trust Laura. She lies to everyone, even her close friends.
A. can’t. B. may. C. am unable. D. must.
Question 11. Supposing I ______ to agree to your request, what would be your next action?
A. am going. B. were. C. was. D. will.
Question 12. He asked me ______ I knew the girl in the red dress.
A. if. B. what. C. who. D. that.
Question 13. The last time he ______, he ______ sunglasses and a black suit.
A. was seen – wore. B. had been seen – was wearing.
C. was seen – is wearing. D. was seen – was wearing.
Question 14. Choose the best option A, B, C or D to complete the sentence.
– Mia: “You should have asked for permission first.”
– Harry: “______”
A. I couldn’t agree more. B. That’s just what I think.
C. It won’t happen again, I promise. D. I’m sorry to hear that.
Question 15. Choose the best option A, B, C or D to complete the sentence.
– Minh: “I’ve get a ticket for Westlife concert next month.”
– Mai: “______”
A. Let’s go and grab the tickets together.
B. Thanks, I prefer to watch the concert at home.
C. Lucky you, I heard the tickets were sold out in just 10 minutes.
D. Sorry but I can’t afford the tickets.
Question 16. Choose the best option A, B, C or D to complete the sentence.
– Jane: “Can I borrow your laptop for a second? Mine is out of battery.”
– Lana: “______”
A. You can say that again. B. Sure, please help yourself.
C. I’m not sure if I could. D. Never mind. It doesn’t matter.
Question 17. Choose the best option A, B, C or D to complete the sentence.
– Jane: “Do you think the soul is successful?”
– Lana: “______”
A. By and large, yes. B. Not on my account.
C. I wouldn’t mind at all. D. It’s true, certainly.
Question 18. Choose the best option A, B, C or D to complete the sentence.
– Sarah: “Excuse me, could you show me the way to the nearest station?”
– Kate: “______”
A. Of course, go ahead. B. Thanks for asking.
C. Sorry, I’m near here myself. D. Yes, here you are.
Question 19. I don’t consider myself to be particularly ______, but when I’m given a job, I make sure
it is done right.
A. industry. B. industrious. C. industrial. D. industrialized.
Question 20. Physically, I ______ after my mother, but my sister doesn’t look anything like her.
A. put. B. run. C. take. D. look.
Question 21. My sister is a nurse, and she is on ______ at the hospital at night twice a week.
A. alarm. B. work. C. service. D. duty.
Question 22. When I came back from Columbia, the customer officer ______ empty my suitcase.
A. made me. B. insisted me to. C. obliged me. D. forced that I.
Question 23. It ______ to be seen whether I have made the right decision or not.
A. keeps. B. stands. C. continues. D. remains.
Question 24. MC: “If you stop now, you will go home with $10,000. But if you keep playing, you
may get $50,000.” – Contestant: “I’ll stop now a bird in the hand is worth ______”
A. two in the bush. B. two in the tree.
C. a whole flock flying. D. two birds in the cage.
Question 25. The teacher put ______ on the fact that panicking would only make the matters worse.
A. emphasis. B. emphasize. C. emphatic. D. emphasised.
Question 26. The two machines ______ considerably. One has the electric motor, the other runs on
oil.
A. differentiate. B. different. C. differ. D. differential.