Tại nước ta, việc thành lập các doanh nghiệp đang diễn ra khá sôi động.Và một vấn đề các doanh nghiệp cần lưu tâm đó chính là nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Vậy, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp là gì? Và các loại thuế trong kinh doanh tại Việt Nam là những loại nào?
Mục lục bài viết
1. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp:
Hiện nay theo quy định tại nước ta mỗi doanh nghiệp sẽ bắt buộc thực hiện nghĩa vụ thuế trong quá trình hoạt động. Nhìn chung, doanh nghiệp sẽ phải nộp các loại thuế phổ biến sau đây:
Thứ nhất, thuế môn bài
Thuế môn bài hay còn gọi với cái tên Lệ phí môn bài được hiểu đơn giản là mức thuế doanh nghiệp phảo đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh.
Đây là loại thuế được nộp hàng năm bằng cách thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Mức thu phan theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký; doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy địa phương quy định.
Theo quy định của Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2020 thì mức thuế, bậc lệ phí môn bài cần nộp trong năm 2021 như sau:
Loại hình tổ chức và vốn | Số tiền cần nộp | Ghi chú |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. | 3.000.000 đồng/năm | Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng/năm | |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng/năm | |
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: | 1.000.000 đồng/năm | Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.” |
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: | 500.000 đồng/năm | |
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: | 300.000 đồng/năm |
Lưu ý:
- Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiệnphải có văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là một loại thuế trực thu, dựa trên phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí trong quá trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức hoạt động trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa có thu nhập.
Mục đích của loại thuế này chính là thúc đẩy việc tái phân phối thu nhập, tạo ra vòng xoay tài chính cho nhà nước.
Công thức để tính thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập doanh nghiệp X Thuế suất
- Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và accs khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ đi các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Thứ ba, thuế gia trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT) đây là loại thuế gián thu được tính trên giá trị hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất hoặc lưu thông trên thị trường, mức thuế giá trị gia tăng này sẽ do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm. Hình thức người tiêu dùng trả là trả trực tiếp cộng vào giá trị hàng hóa và mức thế này sẽ do nhà sản xuất nộp cho nhà nước
– Căn cứ tính thuế suất:
Đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu, vận tải hàng hóa thuộc trường hợp không phải chịu thuế: mức thuế suất là 0%
Đối với các dịch vụ cung cấp nước sạch để sinh hoạt hoặc sản xuất, các loại phân bón, thức ăn phục vụ việc nuôi trồng, công trình phục vụ việc sản xuất nông nghiệp, chăm sóc cây trồng vật nuôi. Các sản phẩm thủ công được sản xuất từ nguyên vật liệu của nông nghiệp. Thết bị, dụng cụ y tế, dụng cụ để giảng dạy,…: mức thuế suất 5%
Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ khác thì mức thuế suất là 10 %.
Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền cá nhân có thu nhập theo quy định của pháp luật phải trích một khoản từ thu nhập đó đóng vào ngân sách nhà nước.
Công thức để tính thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất
- Thu nhập tính thuế cá nhân bao gồm các loại thu nhập sau đây:
- Thu nhập từ kinh doanh
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Thu nhập có vốn đầu tư
- Thu nhập chuyển nhượng vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập từ trúng thưởng
- Thu nhập trong các hình thức cá cược
- Thu nhập từ chuyển nhường quyền thương mại
- Thu nhập từ bản quyền
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Công thức để tính thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giả trừ
- Thuế suất đối với từng loại thu nhập
- Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
2. Các loại thuế trong kinh doanh tại Việt Nam:
Khi một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ thuế trong quá trình kinh doanh để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển. Hiện nay theo quy định thì trong quá trình kinh doanh tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ phải nộp tiến hành nộp các loại thuế khác ngoài 04 loại thuế đã nêu ở mục 1 của bài. Cụ thể sẽ có một số loại thuế sau mà doanh nghiệp có thể nộp:
Thứ nhất, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu (XNK) là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới của mỗi quốc gia.
Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.
Thứ ba, thuế sử dụng đất
Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế.
Thứ tư, thuế tài nguyên
Áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
Số thuế phải nộp = Sản lượng tài nguyên tính thuế x giá tính thuế x thuế suất
Thứ năm, thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường đánh vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tới môi trường.
Công thức tính thuế:
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế X Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa
3. Xử lý vi phạm hành chính khi doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng thuế:
Nộp thuế là một nghĩa vụ đối với mỗi cá nhân và đặc biệt là các tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay trốn thuế vẫn diễn ra thường xuyên và thậm chí là đáng báo động. Để xử lý cũng như hạn chế các hành vi trốn thuế diễn ra, pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cụ thể để xử phạt vi phạm hành chính trốn thuế như sau:
Theo
- Phạt cảnh cáo: Phạt cảnh cáo thường áp dụng cho những hành vi vi phạm hành chính về thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6
Thông tư , mức phạt tiền được xác định theo từng hành vi vi phạm cụ thể, mức độ vi phạm để xác định. Tuy nhiên, có thể phân thành các nhóm hành vi như sau: Hành vi vi phạm về thủ tục thuế; Hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; Hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Hành vi vi phạm hành chính của tổ chức tín dụng.166/2013/TT-BTC
Căn cứ pháp lý:
Nghị định quy định về lệ phí môn bài;139/2016/NĐ-CP - Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi
Nghị định quy định về lệ phí môn bài;139/2016/NĐ-CP - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013;
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012;
Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 ;- Thông tư 111/2013/ TT- BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân;