Trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp, doanh nghiệp, văn phòng địa diện là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện đầy đủ khi đến thời hạn phải nộp thuế tại cơ quan có thẩm quyền. Trùy thuộc vào từng loại hình chi nhánh thì có cách thức khai thuế khác nhau. Vậy chi nhánh công ty nước ngoài phải nộp các loại thuế gì?
Mục lục bài viết
1. Chi nhánh công ty nước ngoài phải nộp các loại thuế gì?
Ngày nay, một trong những cách để các thương nhân nước ngoài tìm hiểu thị trường và thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại thì việc lựa chọn thành lập các chi nhánh tại Việt Nam là một lựa chọn tương đối hiệu quả. Khi tiến hành thành lập các chi nhánh tại Việt Nam thì bất kể một doanh nghiệp hay chi nhánh văn phòng đại diện nào cũng phải tuân thủ các quy định về thuế đối với các cơ quan nhà nước của Việt Nam. Hiện nay, chi nhánh được chia làm hai loại phổ biến đó là chi nhánh phụ thuộc và chi nhánh độc lập. Mỗi loại chi nhánh sẽ có cách kê khai thuế và nghĩa vụ nộp thuế khác nhau:
+ Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì khi tiến hành việc kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi nhánh sẽ được tiến hành trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Khi lựa chọn thành lập chi nhánh hạch toán độc lập thì tất cả các công việc của chi nhánh này sẽ tự thực hiện như một doanh nghiệp bình thường và công ty mẹ sẽ tiến hành làm báo cáo tài chính hợp nhất;
+ Còn trong trường hợp thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì các khoản thuế như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân tại chi nhánh sẽ được tiến hành kê khai.
Có thể thấy, các loại thuế mà chi nhánh công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam sẽ phải nộp bao gồm những loại sau:
– Thứ nhất, tuân thủ các quy định về thuế môn bài:
Thuế môn bài được bên đến là loại thuế trực thu và thường đánh vào các giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, nghĩa vụ thuế môn bài cũng sẽ được áp dụng đối với các chi nhánh kể cả chi nhánh độc lập hay phụ thuộc. Mức thu của thuế môn bài trên một năm đó là 1 triệu đồng và mức này đã được quy định cụ thể tại Điều 2
– Thứ hai, liên quan đến thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế phổ biến nhất đối với tất cả các doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Loại thuế này được biết đến là loại thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh khi các doanh nghiệp hoặc chi nhánh thu được thông qua quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nghĩa vụ thuế của chi nhánh sẽ bao gồm thuế giá trị gia tăng theo tại khoản 3 điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC;
– Thứ ba, nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế và những trường hợp cụ thể hiện nay đã được quy định tại khoản 2 điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, trong đó có ghi nhận đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đó là các doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, đồng thời là các chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng , phương tiện vận tải, hầm mỏ, dầu, khí hoặc các địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
Xem thêm: Chi nhánh công ty tiếng Anh là gì?
Như vậy, chi nhánh của Công ty nước ngoài tại Việt Nam cũng là một trong những đối tượng quan trọng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Cùng với đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng là 20%;
Khi tiến hành kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chi nhánh hạch toán độc lập thì nghĩa vụ thuế của chi nhánh sẽ được tự chi nhánh này tiến hành hoàn thiện hồ sơ khai thuế tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh; Còn trong trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc từ công ty mẹ sẽ tiến hành nộp hồ sơ khai thuế của chi nhánh cho cơ quan quản lý thuế;
Ngày nay được tính thế thu nhập doanh nghiệp sẽ được áp dụng theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN.
– Thứ tư, tuân thủ nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân:
Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam khi được thành lập thì trong quá trình hoạt động sẽ phải có sử dụng nguồn lao động và đồng thời sẽ phải thực hiện nghĩa vụ chi trả thu nhập cho người lao động khi người này làm việc tại đây. Chính vì vậy, việc kê khai khấu trừ vào nộp thuế thu nhập cá nhân cho người lao động là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện nên nghĩa vụ thuế của chi nhánh bao gồm sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân sẽ áp dụng trong các trường hợp khác nhau:
+ Đối với người lao động khi tiến hành ký kết
+ Còn trong trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thì tiến hành khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần;
+ Khi cá nhân không cư trú của Việt Nam thì mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động là 20%. Với quy định nêu trên thì việc chi nhánh nộp thuế sẽ bắt buộc phải thực hiện từ khi thành lập cho đến chấm dứt hoạt động và giải thể.
Xem thêm: Chi nhánh có được phép mở tài khoản ngân hàng riêng không?
2. Thời hạn nộp các loại thuế của chi nhánh công ty nước ngoài:
2.1. Thời hạn nộp thuế lệ phí môn bài:
Căn cứ tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định hạn nộp thuế môn bài năm 2024 như sau:
– Doanh nghiệp, nhi nhánh được phép thực hiện nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm;
– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn;
+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn;
– Khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
+ Đối với thời điểm mà hoạt động trong 6 tháng đầu năm: thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ là chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động;
+ Còn trong trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.
Xem thêm: Thuế, lệ phí phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
2.2. Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
Tại Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 đã ghi nhận nội dung về việc nộp thuế TNDN theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Đối với trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn lại trùng khớp với ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó (quy định tại Khoản 5 Điều 148 Bộ luật Dân sự 2015).
2.3. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng:
Đối với các đối tượng không được gia hạn thời hạn nộp tiền thuế giá trị gia tăng thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 theo đó:
Thuế giá trị gia tăng thuộc trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
2.4. Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ theo Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp thuế như sau:
– Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót;
– Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau;
– Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu;
– Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và