Nếu như hình ảnh của cây xà nu tượng trưng cho sự kiên cường, dũng cảm của người dân Tây Nguyên, thì hình ảnh các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng sẽ là đại diện cho các thế hệ tiếp nối dân làng Xô Man. Dưới đây là bài viết tóm tắt các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu:
Tác phẩm Rừng xà nu kể về ngôi làng Xô Man nằm ở giữa cánh rừng bạt ngàn xà nu tại Tây Nguyên và đang ngày ngày phải đón những trận đại bác của quân địch. Trong làng Chiến cùng với những đứa trẻ khác như Bé Heng và Dít đều đã trở thành những thanh niên du kích. Ngay trong đêm khi cả làng tụ họp, sau khi các giấy phép của Dít được kiểm tra xong thì cụ Mết đã kể lại một cách rất tự hào về trang sử đấu tranh khi cả làng đứng dậy chống lại quân giặc cho mọi người cùng nghe và câu chuyện này cũng gắn bó sâu sắc với cuộc đời của Tnú.
Tnú được người dân trong làng Xô Man chăm sóc và nuôi nấng khi cha mẹ mất sớm. Ngày ấy tuy làng phải chịu sự khủng bố dữ dội từ Mỹ Diệm nhưng dân làng vẫn nuôi giấu cán bộ là anh Quyết một cách bí mật. Tnú và Mai được giao nhiệm vụ làm liên lạc cho anh Quyết mặc dù lúc đó Tnú và Mai còn nhỏ tuổi và hai người còn được anh Quyết dạy chữ. Trong một lần khi Tnú đi đưa thư của anh Quyết lên huyện thì đã bị giặc bắt và tra tấn, mặc dù Tnú bị giặc tra tấn dã man nhưng cậu vẫn nhất quyết không khai về cách mạng. Sau ba năm, khi Tnú đã vượt ngục trở về làng thì anh Quyết đã mất. Sau đó Tnú và Mai lấy nhau rồi cùng với dân làng chuẩn bị chiến đấu với địch. Thằng Dục đã đưa quân lính đến làng để tìm kiếm lùng sục khi nghe tin người dân ở làng đã chuẩn bị vũ khí và chờ thời cơ để cùng nhau đánh giặc. Vì bọn giặc không bắt được Tnú bởi vì anh cùng cụ. Kết và thanh niên trong làng chạy vào rừng xà nu nên bọn chúng đã bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng của anh. Vợ và con anh bị chết vì sự tra tấn và đánh đập dã man của chúng. Chứng kiến cảnh đó Tnú đã xông ra để cứu vợ và con mình nhưng không được mà ngược lại còn bị giặc bắt trói và bị chúng tẩm nhựa xà nu rồi đốt mười đầu ngón tay anh nhằm mục đích đe dọa và người dân trong làng về mặt tinh thần. Ngay trong đêm khi Tnú bị bắt thì Cụ Mết đã dẫn các thanh niên trong làng lấy giáo mác được giấu trong rừng đem về và đông loạt xông ra tấn công bất ngờ và giết sạch bọn giặc. Cuộc đồng khởi của làng Xô Man kết thúc thắng lợi và Tnú gia nhập vào đội giải phóng quân. Anh được chỉ huy cho phép về một đêm để thăm làng khi anh đã rất dũng cảm và lập được nhiều chiến công.
Đến sáng ngày hôm sau, khi Tnú trở về đơn vị thì cụ Mết và Dít đã ra tiễn anh. Cả ba người cùng nhìn về phía xa, họ thấy sự xanh ngát và trải dài vô tận của đồi xà nu. Và tại đồi xà nu cạnh con nược lớn ba người họ đã chia tay nhau.
2. Tóm tắt nhân vật cụ Mết trong Rừng xà nu:
Cụ Mết thường được gọi là A Mét tên thật là Đinh Môn, sinh ra tại làng Xu Man. Cụ Miết đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2012. Cụ có bộ râu dài tới ngực nhưng vẫn còn đen bóng, đôi mắt xếch xược và vẫn sáng, ngực căng tựa như một cây xà nu to lớn. Đã 60 tuổi nhưng tính cách mạnh mẽ, giọng nói vẫn ồ ồ tràn đầy sinh lực. Trong đêm đồng khởi dáng vẻ cụ Miết oai phong, uy nghi, lẫm liệt với chi tiết “cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay”.
Cụ luôn tự hào về dân tộc mình không có điều gì có thể mạnh bằng “cây xà nu đất ta”. A Mét thấm nhuần tư tưởng chiến đấu của Đảng ta thể hiện qua cách “đánh thằng Mĩ phải đánh dài”. Cụ là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, luôn tin tưởng giữ vững niềm tin với cách mạng, với Đảng. Cụ cũng là người khơi lên ngọn lửa cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giữ gìn bảo vệ bản làng, cứu nước thông qua cách cụ kể về cuộc đời của Tnú.
Cụ Miết là người có kinh nghiệm xương máu qua các cuộc khởi nghĩa. Nhân danh cho lịch sử của dân tộc cụ Miết truyền lại cho những thế hệ sau những kinh nghiệm giản dị và súc tích trong chiến đấu đúc kết từ chân lí của cuộc đời “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Cụ Miết là cầu nối vô cùng quan trọng giữa Đảng với đồng bào, một người lãnh đạo, dẫn dắt, phát động toàn dân làng tất cả người già, người trẻ, đàn ông, đàn bà tiến hành khởi nghĩa vũ trang chiến đấu đánh giặc bằng mọi vũ khí như cây giáo, cây mác, cây du, cây rưa.”
3. Tóm tắt nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xã nu:
Tnú là một đứa trẻ mồ côi và được người dân trong làng Xô Man chăm sóc và nuôi lớn. Tác phẩm Rừng xà nu kể về Tnú khi anh được về phép để thăm làng trong một đêm. Khi về thăm làng dân làng ở đây đón tiếp Tnú rất nồng nhiệt và Tnú còn được cụ Mết tiếp đãi rất nhiệt tình. Đêm hôm đó, tất cả dân làng đều quây quần bên nhau và nghe cụ Mết kể về câu chuyện của người anh hùng Tnú.
Tnú và Mai hồi còn nhỏ là hai đứa trẻ rất nhanh nhạy nên được chọn để thay người dân trong làng nuôi anh Quyết – là cán bộ cách mạng và được anh Quyết dạy chữ cho và làm liên lạc cho anh. Sau này hai người lớn lên và lấy nhau rồi cùng nhau đi kháng chiến. Trong một lần quân giặc đến làng để bắt Tnú nhưng anh đã lánh vào khu rừng xà nu cùng cụ Mết và thanh niên trong làng thế nên bọn chúng đã bắt vợ và con anh và tra tấn đánh đập dã man cho đến chết. Anh vì lao ra cứu vợ con mà bị chúng bắt và thiêu đốt 1p đầu ngón tay bằng nhựa xà nu. Sau đó anh đã cùng với dân làng Xô Man đấu tranh và giết hết chúng. Sau chiến thắng này anh cũng rời làng và đi tham gia chiến đấu ở những cuộc kháng chiến khác và lập được nhiều chiến công.
Sau một đêm quây quần với mọi người trong làng thì đến sáng hôm sau Tnú chia tay dân làng và anh lại tiếp tục lên đường đi kháng chiến. Rừng xà nu trải dài vô tận nối tiếp nhau trưởng thành và cụ Mết chính là cây xà nu lớn, Tnú là cây xà nu trưởng thành, Dít là cây xà nu đang phát triển.
4. Tóm tắt nhân vật Dít trong truyện ngắn Rừng xà nu:
Nhân vật Dít tiêu biểu cho những người con gái Tây Nguyên trong thời đại kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Dít đã trưởng thành từ những thương đau và sự quật khởi của cả dân làng Xô Man. Khi cụ Mết cùng với Tnú dẫn đám thanh niên đi vào trong rừng, lúc này chỉ còn con Dít bé nhỏ, lanh lợi, cứ đến sẩm tối Dít lại lần theo cái máng nước để mang gạo vào rừng đưa cho cụ Mết và Tnú cùng với đám thanh niên. Khi Dít bị kẻ thù bắt, nó vẫn bình thản nhìn bọn giặc khi chúng đã bắn dọa đạn chỉ bay sượt qua tai, cày đầy xung quanh đôi bàn chân nhỏ.
Khi mọi người đều khóc vì Mai đã bị giặc đánh chết thì Dít vẫn trở nên lầm lì, không nói năng một câu gì cả, đối mắt nó ráo hoảnh. Tất cả điều đó đã thể hiện Dít có một tính cách rất dũng cảm, kiên cường và sức chịu đựng vô cùng phi phường. Dít biết dồn nén những nỗi thương đau của bản thân lại để từ đó nung nấu nên lòng căm thù giặc sâu sắc. Những con người dân làng Xô Man đã khuất, Dít có lòng căm thù giặc trên cơ sở nhận thức rất rõ về bản chất của địch, quyết tâm chiến đấu hết mình để tiêu diệt kẻ thù.
Dít là một cô gái rất giàu lòng thương cảm, tình yêu thương. Ngày Tnú nghỉ phép về thăm làng Xô Man, Dít lúc này đã trở thành một bí thư chi bộ và là một chính trị viên xã đội. Đôi mắt bình thản, trong suốt của Dít vẫn mở to như ngày nào khi được gặp lại Tnú. Mặc dù trong lòng của Dít rất vui mừng khi gặp lại Tnú nhưng Dít vẫn rất trách nhiệm thực hiện kiểm tra giấy nghỉ phép về làng của anh. Dít đã chuyển sang gọi Tnú là anh chứ không còn là đồng chí nữa, xưng em nghe như người em gái của Mai và Tnú ngày trước và bày tỏ thể hiện sự thân thiết của mình “Sao anh lại về có một đêm thôi?”, “Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”.
5. Tóm tắt nhân vật bé Heng trong Rừng xà nu ngắn gọn:
Bé Heng là một cậu bé lanh lợi, hoạt bát. Bé Heng chỉ mới đứng ngang bụng của Tnú lúc anh đi lực lượng. Lúc đó Heng chỉ biết đeo cái xà – lét nhỏ theo người lớn đi lên rẫy vẫn chưa biết mang củi. Ngày mà Tnú về phép thì Heng đã trưởng thành, trang phục được trang bị ra vẻ của một chiến sĩ du kích của làng. Bé Heng là thế hệ nối tiếp để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng.