Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Rừng xà nu (có kèm đáp án)

Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình văn học lớp 12. Đây cũng là tác phẩm văn học hay xuất hiện trong các đề thi. Để giúp các em có một kì thi thật tốt, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những câu trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Rừng xà nu (có kèm đáp án).

1. Câu hỏi trắc nghiệm đôi nét về tác giả Nguyễn Trung Thành:

Câu 1: Địa danh nào dưới đây là quê của tác giả Nguyễn Trung Thành?

A. Quảng Nam

C. Quãng Ngãi

D. Quảng Bình

B. Quảng Ninh

Đáp án: A. Quảng Nam

Câu 2: Bút danh của tác giả Nguyễn Trung Thành là:

A. Nguyễn Văn Tài

B. Nguyên Ngọc

C. Nguyên Diệm

D. Nguyên Hồng

Đáp án: B. Nguyên Ngọc

Câu 3: Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

A. Quê hương của ông ở tỉnh Quảng Nam.

B. Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

C. Ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân.

D. Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam và Tây Nguyên.

Đáp án: B. Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

Câu 4: Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến:

A. Chống Pháp

B. Chống Mỹ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 5: Nguyễn Trung Thành gia nhập quân đội năm bao nhiêu?

A. 1950

B. 1951

C. 1952

D. 1953

Đáp án: A. 1950

Câu 6: Nguyễn Trung Thành hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường miền Bắc. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B. Sai

Câu 7: Sau Hiệp định Genever, nhà văn Nguyễn Trung Thành làm công việc gì?

A. Nhà báo

B. Thầy giáo

C. Phóng viên

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C. Phóng viên

Câu 8: Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở về nơi đâu công tác?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Tây Nguyên

Đáp án: C. Miền Nam

Câu 9: Các sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành mang khuynh hướng:

A. Lãng mạn, trữ tình

B. Hiện thực, trào phúng

C. Hiện thực, lãng mạn

D. Âm hưởng sử thi, cảm hứng lãng mạn

Đáp án: D. Âm hưởng sử thi, cảm hứng lãng mạn

Câu 10: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

A. Đất nước đứng lên

B. Tây Tiến

C. Mạch nước ngầm

D. Rừng xà nu

Đáp án: B. Tây Tiến

2. Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về tác phẩm Rừng xà nu:

Câu 1 : Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1962

B. 1963

C. 1964

D. 1965

Đáp án: D. 1965

Câu 2 : Truyện ngắn Rừng xà nu in trong tập:

A. Con chó xấu xí

B. Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc

C. Đất nước đứng lên

D. Đất Quảng

Đáp án: B. Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc

Câu 3 : Truyện Rừng xà nu được viết khi tác giả đang tham gia chiến đấu chống Pháp cứu nước và hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên anh hùng. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B. Sai

Câu 4: Các nhân vật trong truyên “ Rừng xà nu” được xây dựng trên cơ sở nào?

A. Các nguyên mẫu nhà văn từng gặp trong một ngôi làng ở Tây Nguyên.

B. Do nhà văn hư cấu tưởng tượng ra.

C. Do nhà văn được nghe kễ lại khi còn ở ngoài miền Bắc.

D. Từ những nguyên mẫu nhà văn từng gặp gỡ trong nhiều làng ở Tây Nguyên.

Đáp án: D. Từ những nguyên mẫu nhà văn từng gặp gỡ trong nhiều làng ở Tây Nguyên.

Câu 5:  Lí do chủ yếu nào khiến cho nhà văn đặt tiêu đề cho truyện là Rừng xà nu?

A. Hình ảnh xà nu đã tạo ra không gian riêng cho câu truyện và mang ý nghĩa biễu tượng cho con người Tây Nguyên

B. Vì mở đầu và kết thúc truyện đều có hình ảnh rừng xà nu.

C. Vì xà nu là thứ không gian chủ yếu trong truyện.

D. Vì xà nu có sự gắn bó mật thiết với con người.

Đáp án: A. Hình ảnh xà nu đã tạo ra không gian riêng cho câu truyện và mang ý nghĩa biễu tượng cho con người Tây Nguyên

Câu 6: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối…Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.

A. Hình ảnh rừng xà nu

B. Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng

C. Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A. Hình ảnh rừng xà nu

Câu 7: Nội dung chính của đoạn sau:

“Bữa cơm tối ở nhà cụ Mết, ngoài món canh tàu môn bạc hà nấu lạt trong ống nứa, còn có thêm mấy con cá chua…Ba người ở đấy đứng nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng thấy gì khác ngoài những rững xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.

A. Hình ảnh rừng xà nu

B. Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng

C. Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C. Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

Câu 8: Hình tượng nào xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm Rừng xà nu?

A. Hình tượng cây xà nu

B. Hình tượng con suối

C. Hình tượng thác nước

D. Người dân làng Xô Man

Đáp án: A. Hình tượng cây xà nu

Câu 9: Cụ Mết là hình ảnh biểu tượng cho:

A. Biểu tượng của thế hệ anh hùng đi trước

B. Biểu tượng cho vẻ đẹp con người Tây Nguyên

C. Cả hai đáp án trên.

Đáp án: C. Cả hai đáp án trên.

Câu 10: Nhân vật Tnú được Nguyễn Trung Thành khắc họa với vẻ đẹp:

A. Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng

B. Vẻ đẹp của người chồng, người cha hết lòng yêu thương vợ con

C. Vẻ đẹp tình nghĩa, gắn bó của người con làng Xô Man

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Chi tiết sau mang ý nghĩa gì?

“Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục”

A. Tính kỉ luật cao của người chiến sĩ

B. Sự gan góc, dũng cảm, tinh thần tuyệt đối trung thành với cách mạng

C. Tình yêu quê hương sâu sắc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B. Sự gan góc, dũng cảm, tinh thần tuyệt đối trung thành với cách mạng

Câu 12: Hình ảnh, chi tiết nào sau đây được dùng để miêu tả khung cảnh nổi dậy của dân làng Xôman:

A. Tiếng chân rầm rập, tiếng thét "giết, chém"

B. Đống lửa xà nu giữa nhà vẫn đỏ, lửa cháy khắp rừng

C. Tiếng chiêng nổi lên

D. Tất cả các hình ảnh, chi tiết trên

Đáp án: D. Tất cả các hình ảnh, chi tiết trên

Câu 13: Cảm hứng chủ yếu của "Rừng xà nu" là:

A. Sử thi

B. Lãng mạn

C. Bi hùng

D. Bi phẫn

Đáp án: A. Sử thi

Câu 14: Theo diễn biến và lô gíc của câu chuyện cho phép người đọc dễ có liên tưởng nào sau đây:

A. Sau chuyến về phép này Tnú ra đi chiến đấu sẽ hi sinh.

B. Rồi đây Tnú sẽ có mối tình thứ hai đó là với Dít.

C. Dít rồi đây cũng sẽ xung phong vào lực lượng quân giải phóng.

D. Dít rồi đây cũng sẽ ngã xuống như Mai..

Đáp án: B. Rồi đây Tnú sẽ có mối tình thứ hai đó là với Dít.

Câu 15: Giá trị nội dung của truyện ngắn Rừng xà nu:

A. Đây là chuyện của một đời người được kể trong một đêm

B. Chuyện về những con người ở một bản làng Tây Nguyên, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận

C. Phải đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Dòng nào chưa đúng nói về đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn miêu tả “ Rừng xà nu” ở đầu và cuối tác phẩm?

A. Nghệ thuật nói giảm.   

B. Nghệ thuật ẫn dụ, nhân hóa

C. Kết cấu đầu cuối tương ứng.

D. Ngôn ngữ hình ảnh đậm tính sử thi hoành tráng.

Đáp án: A. Nghệ thuật nói giảm. 

Câu 17: Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A. Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng.

B. Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên.

C. Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh.

D. Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man.

Đáp án: D. Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man.

3. Tổng kết về bài Rừng xà nua:

Truyện ngắn "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn vô cùng thành công, gây ấn tượng sâu sắc của nhà văn viết. Tác phẩm viết về đề tài những người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Với hình ảnh những cây xà nu anh dũng hiên ngang, tựa như những người dân làng Xô Man bất khuất, dũng cảm chiến đấu đến cùng, trung hậu, quả cảm. Tác phẩm là bài ca hùng hổn ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, anh hùng. "Rừng xà nu" còn là khúc tráng ca ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất anh hùng, bất khuất của người dân Tây Nguyên. Kết hợp với ngôn ngữ giàu tượng hình và lối kể chuyện hấp dẫn, cuốn hút người nghe đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )