Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Tóm tắt các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng (Rừng xà nu)

  • 13/03/202313/03/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    13/03/2023
    Giáo dục
    0

    Nếu như hình ảnh của cây xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" tượng trương cho sự kiên cường, dũng cảm của người dân Tây Nguyên, thì hình ảnh các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng sẽ là đại diện cho các thế hệ tiếp nối dân làng Xô Man. Những người anh hùng ấy đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Để hiểu hơn về những nhân vật này, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tóm tắt tác phẩm “Rừng xà nu”:
      • 2 2. Tóm tắt nhân vật cụ Mết:
      • 3 3. Tóm tắt nhân vật Tnú:
      • 4 4. Tóm tắt nhân vật Dít:
      • 5 5. Tóm tắt nhân vật bé Heng:

      1. Tóm tắt tác phẩm “Rừng xà nu”:

      Tác phẩm Rừng xà nu kể về ngôi làng Xô Man nằm ở giữa cánh rừng bạt ngàn xà nu tại Tây Nguyên và đang ngày ngày phải đón những trận đại bác của quân địch. Trong làng Chiến cùng với những đứa trẻ khác như Bé Heng và Dít đều đã trở thành những thanh niên du kích. Ngay trong đêm khi cả làng tụ họp, sau khi các giấy phép của Dít được kiểm tra xong thì cụ Mết đã kể lại một cách rất tự hào về trang sử đấu tranh khi cả làng đứng dậy chống lại quân giặc cho mọi người cùng nghe và câu chuyện này cũng gắn bó sâu sắc với cuộc đời của Tnú.

      Tnú được người dân trong làng Xô Man chăm sóc và nuôi nấng khi cha mẹ mất sớm. Ngày ấy tuy làng phải chịu sự khủng bố dữ dội từ Mỹ Diệm nhưng dân làng vẫn nuôi giấu cán bộ là anh Quyết một cách bí mật. Tnú và Mai được giao nhiệm vụ làm liên lạc cho anh Quyết mặc dù lúc đó Tnú và Mai còn nhỏ tuổi và hai người còn được anh Quyết dạy chữ. Trong một lần khi Tnú đi đưa thư của anh Quyết lên huyện thì đã bị giặc bắt và tra tấn, mặc dù Tnú bị giặc tra tấn dã man nhưng cậu vẫn nhất quyết không khai về cách mạng. Sau ba năm, khi Tnú đã vượt ngục trở về làng thì anh Quyết đã mất. Sau đó Tnú và Mai lấy nhau rồi cùng với dân làng chuẩn bị chiến đấu với địch. Thằng Dục đã đưa quân lính đến làng để tìm kiếm lùng sục khi nghe tin người dân ở làng đã chuẩn bị vũ khí và chờ thời cơ để cùng nhau đánh giặc. Vì bọn giặc không bắt được Tnú bởi vì anh cùng cụ. Kết và thanh niên trong làng chạy vào rừng xà nu nên bọn chúng đã bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng của anh. Vợ và con anh bị chết vì sự tra tấn và đánh đập dã man của chúng. Chứng kiến cảnh đó Tnú đã xông ra để cứu vợ và con mình nhưng không được mà ngược lại còn bị giặc bắt trói và bị chúng tẩm nhựa xà nu rồi đốt mười đầu ngón tay anh nhằm mục đích đe dọa và người dân trong làng về mặt tinh thần. Ngay trong đêm khi Tnú bị bắt thì Cụ Mết đã dẫn các thanh niên trong làng lấy giáo mác được giấu trong rừng đem về và đông loạt xông ra tấn công bất ngờ và giết sạch bọn giặc. Cuộc đồng khởi của làng Xô Man kết thúc thắng lợi và Tnú gia nhập vào đội giải phóng quân. Anh được chỉ huy cho phép về một đêm để thăm làng khi anh đã rất dũng cảm và lập được nhiều chiến công.

      Đến sáng ngày hôm sau, khi Tnú trở về đơn vị thì cụ Mết và Dít đã ra tiễn anh. Cả ba người cùng nhìn về phía xa, họ thấy sự xanh ngát và trải dài vô tận của đồi xà nu. Và tại đồi xà nu cạnh con nược lớn ba người họ đã chia tay nhau.

      2. Tóm tắt nhân vật cụ Mết:

      Cụ Mết thường được gọi là A Mét tên thật là Đinh Môn, sinh ra tại làng Xu Man. Cụ Miết đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2012. Cụ có bộ râu dài tới ngực nhưng vẫn còn đen bóng, đôi mắt xếch xược và vẫn sáng, ngực căng tựa như một cây xà nu to lớn. Đã 60 tuổi nhưng tính cách mạnh mẽ, giọng nói vẫn ồ ồ tràn đầy sinh lực. Trong đêm đồng khởi dáng vẻ cụ Miết oai phong, uy nghi, lẫm liệt với chi tiết “cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay”.

      Cụ luôn tự hào về dân tộc mình không có điều gì có thể mạnh bằng “cây xà nu đất ta”. A Mét thấm nhuần tư tưởng chiến đấu của Đảng ta thể hiện qua cách “đánh thằng Mĩ phải đánh dài”. Cụ là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, luôn tin tưởng giữ vững niềm tin với cách mạng, với Đảng. Cụ cũng là người khơi lên ngọn lửa cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giữ gìn bảo vệ bản làng, cứu nước thông qua cách cụ kể về cuộc đời của Tnú.

      Cụ Miết là người có kinh nghiệm xương máu qua các cuộc khởi nghĩa. Nhân danh cho lịch sử của dân tộc cụ Miết truyền lại cho những thế hệ sau những kinh nghiệm giản dị và súc tích trong chiến đấu đúc kết từ chân lí của cuộc đời “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

      Cụ Miết là cầu nối vô cùng quan trọng giữa Đảng với đồng bào, một người lãnh đạo, dẫn dắt, phát động toàn dân làng tất cả người già, người trẻ, đàn ông, đàn bà tiến hành khởi nghĩa vũ trang chiến đấu đánh giặc bằng mọi vũ khí như cây giáo, cây mác, cây du, cây rưa.”

      3. Tóm tắt nhân vật Tnú:

      Tnú là một đứa trẻ mồ côi và được người dân trong làng Xô Man chăm sóc và nuôi lớn. Tác phẩm Rừng xà nu kể về Tnú khi anh được về phép để thăm làng trong một đêm. Khi về thăm làng dân làng ở đây đón tiếp Tnú rất nồng nhiệt và Tnú còn được cụ Mết tiếp đãi rất nhiệt tình. Đêm hôm đó, tất cả dân làng đều quây quần bên nhau và nghe cụ Mết kể về câu chuyện của người anh hùng Tnú.

      Tnú và Mai hồi còn nhỏ là hai đứa trẻ rất nhanh nhạy nên được chọn để thay người dân trong làng nuôi anh Quyết – là cán bộ cách mạng và được anh Quyết dạy chữ cho và làm liên lạc cho anh. Sau này hai người lớn lên và lấy nhau rồi cùng nhau đi kháng chiến. Trong một lần quân giặc đến làng để bắt Tnú nhưng anh đã lánh vào khu rừng xà nu cùng cụ Mết và thanh niên trong làng thế nên bọn chúng đã bắt vợ và con anh và tra tấn đánh đập dã man cho đến chết. Anh vì lao ra cứu vợ con mà bị chúng bắt và thiêu đốt 1p đầu ngón tay bằng nhựa xà nu. Sau đó anh đã cùng với dân làng Xô Man đấu tranh và giết hết chúng. Sau chiến thắng này anh cũng rời làng và đi tham gia chiến đấu ở những cuộc kháng chiến khác và lập được nhiều chiến công.

      Sau một đêm quây quần với mọi người trong làng thì đến sáng hôm sau Tnú chia tay dân làng và anh lại tiếp tục lên đường đi kháng chiến. Rừng xà nu trải dài vô tận nối tiếp nhau trưởng thành và cụ Mết chính là cây xà nu lớn, Tnú là cây xà nu trưởng thành, Dít là cây xà nu đang phát triển.

      Xem thêm: Phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có kèm dàn ý

      4. Tóm tắt nhân vật Dít:

      Nhân vật Dít tiêu biểu cho những người con gái Tây Nguyên trong thời đại kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Dít đã trưởng thành từ những thương đau và sự quật khởi của cả dân làng Xô Man. Khi cụ Mết cùng với Tnú dẫn đám thanh niên đi vào trong rừng, lúc này chỉ còn con Dít bé nhỏ, lanh lợi, cứ đến sẩm tối Dít lại lần theo cái máng nước để mang gạo vào rừng đưa cho cụ Mết và Tnú cùng với đám thanh niên. Khi Dít bị kẻ thù bắt, nó vẫn bình thản nhìn bọn giặc khi chúng đã bắn dọa đạn chỉ bay sượt qua tai, cày đầy xung quanh đôi bàn chân nhỏ.

      Khi mọi người đều khóc vì Mai đã bị giặc đánh chết thì Dít vẫn trở nên lầm lì, không nói năng một câu gì cả, đối mắt nó ráo hoảnh. Tất cả điều đó đã thể hiện Dít có một tính cách rất dũng cảm, kiên cường và sức chịu đựng vô cùng phi phường. Dít biết dồn nén những nỗi thương đau của bản thân lại để từ đó nung nấu nên lòng căm thù giặc sâu sắc. Những con người dân làng Xô Man đã khuất, Dít có lòng căm thù giặc trên cơ sở nhận thức rất rõ về bản chất của địch, quyết tâm chiến đấu hết mình để tiêu diệt kẻ thù.

      Dít là một cô gái rất giàu lòng thương cảm, tình yêu thương. Ngày Tnú nghỉ phép về thăm làng Xô Man, Dít lúc này đã trở thành một bí thư chi bộ và là một chính trị viên xã đội. Đôi mắt bình thản, trong suốt của Dít vẫn mở to như ngày nào khi được gặp lại Tnú. Mặc dù trong lòng của Dít rất vui mừng khi gặp lại Tnú nhưng Dít vẫn rất trách nhiệm thực hiện kiểm tra giấy nghỉ phép về làng của anh. Dít đã chuyển sang gọi Tnú là anh chứ không còn là đồng chí nữa, xưng em nghe như người em gái của Mai và Tnú ngày trước và bày tỏ thể hiện sự thân thiết của mình “Sao anh lại về có một đêm thôi?”, “Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi”.

      5. Tóm tắt nhân vật bé Heng:

      Bé Heng là một cậu bé lanh lợi, hoạt bát. Bé Heng chỉ mới đứng ngang bụng của Tnú lúc anh đi lực lượng. Lúc đó Heng chỉ biết đeo cái xà – lét nhỏ theo người lớn đi lên rẫy vẫn chưa biết mang củi. Ngày mà Tnú về phép thì Heng đã trưởng thành, trang phục được trang bị ra vẻ của một chiến sĩ du kích của làng. Bé Heng là thế hệ nối tiếp để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng.

        Xem thêm: Mẫu mở bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành siêu hay

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Rừng xà nu


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Sơ đồ tư duy Rừng xà nu chi tiết, ngắn gọn, dễ đọc và dễ hiểu

        Rừng xà nu của Nguyễn Thành Trung là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn. Giống như cái tên của nó, tác phẩm tái hiện lại hình ảnh của Tây Nguyên anh dũng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và những nhân vật bất khuất.

        Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

        Hình ảnh đôi bàn tay Tnú là hình ảnh đặc sắc, ấn tượng quan trọng trong tác phẩm "Rừng xà nu" của tác giả Nguyễn Trung Thành. Hãy cùng cảm nhận về hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu hay nhất qua bài viết dưới đây.

        Cảm nhận hình tượng rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc

        Ngoài phần mở đầu và kết thúc của tác phẩm Rừng xà nu, trong câu chuyện về số phận của Tnú, cuộc khởi nghĩa của dân làng, cây xà nu cũng được nói đến với một dụng ý nghệ thuật rõ nét. Trước hết, cây xà nu gắn bó chặt chẽ với cuộc sống sinh hoạt của dân làng Xô Man, từ già chí trẻ, có thể nói nó đã gần gũi với nhiều thế hệ. Dưới đây là mẫu bài văn cảm nhận hình tượng rừng xà nu ở đoạn mở đầu và kết thúc của tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

        Mẫu mở bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành siêu hay

        Những phẩm chất anh hùng của từng nhân vật trong truyện "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành - một kiệt tác được ra đời vào khoảng năm 1965 để kể về các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đau thương mà kiên cường, bất khuất thời chống Hoa Kỳ. Dưới đây là mẫu mở bài phân tích tác phẩm Rừng xà nu hay và đặc sắc nhất.

        Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Rừng xà nu (có kèm đáp án)

        Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình văn học lớp 12. Đây cũng là tác phẩm văn học hay xuất hiện trong các đề thi. Để giúp các em có một kì thi thật tốt, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những câu trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Rừng xà nu (có kèm đáp án).

        Sơ đồ tư duy nhân vật Tnú (Rừng xà nu) ngắn gọn, dễ hiểu

         Phương pháp học bằng sơ đồ tư duy luôn được khuyến khích phát triển bởi tính ưu việt của nó. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tham khảo mẫu sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Tnú ngắn gọn nhé hiểu nhất qua bài viết dưới đây nhé

        Soạn bài Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành: Tác giả, tác phẩm

        Rừng xà nu là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về tác giả và tác phẩm. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

        Mẫu kết bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay nhất

        Tây Nguyên chính là mảnh đất đã thổi hồn vào những trang viết của nhà văn Nguyễn Trung Thành và đã để lại cho độc giả nhiều dấu ấn trong tác phẩm "Rừng xà nu" được viết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở trong giai đoạn ác liệt. Dưới đây là những mẫu kết bài "Rừng xà nu" hay nhất, giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt bài văn của mình.

        So sánh hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

        Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình làm sán lên vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến. Đây là chủ đề thường xuất hiện trong văn học. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn so sánh hai tác phẩm, mời các bạn tham khảo. 

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ