Các tội phạm về ma túy đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, trật tự an toàn an ninh xã hội... Các tội phạm về ma túy đã được ghi nhận trong Bộ luật hình sự, vậy tội phạm về ma túy là gì?
Mục lục bài viết
1. Tội phạm về ma túy là gì?
Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm hành vi vì phạm quy định về quản lí, sử dụng các chất ma túy do Bộ luật hình sự quy định.
Tội phạm về ma túy tên tiếng Anh là: “Drug offenses”.
2. Các tội phạm về ma túy theo Bộ luật hình sự:
Các tội phạm về ma túy được quy định tại chương XX của Bộ luật hình sự, từ Điều 247 đến Điều 259.
Nhóm các tội phạm quy định về hành vi sản xuất, liên quan đến sản xuất và quản lý ma túy:
– Nhóm các tội có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội (Có 5 tội thuộc nhóm này) bao gồm: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)
– Nhóm các tội có tính chất ít nguy hiểm hơn cho xã hội (Có 4 tội thuộc nhóm này) bao gồm: Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254); Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259).
Nhóm các tội phạm quy định liên quan đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy:
Có 4 tội thuộc nhóm các tội phạm liên quan đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, bao gồm: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255); Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256); Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257); Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258)./.
3. Cấu thành tội phạm về ma túy:
a. Khách thể của tội phạm
Khách thể chung của các tội phạm về ma túy là chế độ quản lí các chất ma túy của Nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản lí. Các tội phạm này có đối tượng là các chất ma túy và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy.
Các chất ma túy là đối tượng của các tội phạm về ma túy bao gồm các chất ma túy theo nghĩa hẹp; các chất hướng thần; các tiền chất ma túy và hướng thần (gọi tắt là các tiền chất ma túy); các cây trồng hoặc nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy. Ở nước ta, việc xác định các chất ma túy, các chất hướng thần và các tiền chất ma túy và hướng thần” được dựa trên cơ sở tham khảo các bảng quy định về các chất ma túy và các chất hướng thần của 3 công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền”.
– Chất ma túy (theo nghĩa hẹp) và chất hướng thần là các chất gây nghiện ở dạng tự nhiên hay tổng hợp. Đặc tính nguy hiểm của chất ma túy và chất hướng thần thể hiện ở khả năng gây nghiện cho người sử dụng các chất này. Con người chỉ cần sử dụng một vài lần chất ma túy hoặc chất hướng thần sẽ có nhu cầu được cung cấp thường xuyên và với liều lượng ngày càng cao hơn. Khi không đáp ứng được nhu cầu, họ sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thể xác… và có thể làm tất cả những gì, kể cả tội ác mà họ cho là cần thiết nhằm giải tỏa cơn nghiện. Sự lệ thuộc ngày càng lớn vào chat ma túy hoặc hướng thần chính là tác hại gây nghiện của chất ma túy hoặc hướng thần đối với người dùng các chất đó.
– Các chất ma túy và hướng thân thường gặp và là đối tượng phổ biến của các tội phạm về ma túy bao gồm:
+ Thuốc phiện (nhựa thuốc phiện hay còn gọi là nhựa đặc của cây anh túc);
+ Cần sa (phần ngọn mang hoa và quả của cây cần sa mà nhựa chưa được chiết ra)
+ Nhựa cần sa (nhựa được tách ra ở dạng thô hoặc đã tinh + chế từ cây cần sa);
+ Lá côca (lá của cây côca – lá chưa dùng để chiết xuất);
+ Moocphin (chất chiết từ thuốc phiện);
+ Côcain;
+ Hêrôin
Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của các tội phạm về ga túy tuy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở cho đều là những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về chế độ quản lí các chất ma túy. Đó có thể là những hành vi thực hiện những điều mà Nhà nước cấm các cá nhân làm hoặc có thể là những hành vi của những người có trách nhiệm được Nhà nước giao đã không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc làm những hành vi của những người có trách nhiệm được Nha nước giao đã không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc làm những việc ngoài phạm vi những quy định về quản lí, sử dụng chất ma túy
Hầu hết các tội phạm về ma túy đều được quy định là pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần những tội có cấu thành hình thức. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP của những tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan.
Đối với đa số các tội phạm về ma túy, lỗi của người thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
b. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của hầu hết các tội phạm về ma túy là chủ thể thường.
c. Hình phạt đối với các tội phạm về ma túy
Các tội phạm về ma túy là nhóm tội có tính chất nguy hiểm cao. Vì vậy, hình phạt quy định cho các tội phạm này rất nghiêm khắc. Hầu hết các tội phạm về ma túy là tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt chính quy định cho tất cả các tội phạm về ma túy cao nhất là hình phạt tù.
– Các hình phạt bổ sung được quy định cho các tội phạm về ma túy bao gồm: Hình phạt tiền ( Tịch thu (một phần hoặc toàn bộ) tài sản; Cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (từ 1 đến 5 năm);
– Quản chế hoặc cấm cư trú (từ 1 đến 5 năm).
Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy ( Điều 247 BLHS 2015)
” Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
Dấu hiệu pháp lý
– Mặt khách quan: Hành vi của người phạm tội là hành vi trồng các loại cây bao gồm: cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
Hiện nay, đã xuất hiện một số loại cây mới có chứa chất ma túy ngoài cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa, chẳng hạn như cây lá Khat, Cát đằng, cây Cacao, cây Ma hoàng, nho Nam Mỹ, Xương rồng Peru, Hoa Khổ ngải, Cỏ mơ, Nấm Amanita… Tuy nhiên, chỉ những cây nào có chứa chất ma túy thuộc danh mục cấm do Chính phủ ban hành mới bị xử lí hình sự.
– Hành vi trồng các đối tượng nói trên được hiểu là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch. Người phạm tội có thể tham gia thực hiện cả quá trình trồng cây từ việc làm đất, gieo trồng, chăm bón rồi thu hoạch. Tuy nhiên cũng có thể có trường hợp người phạm tội chỉ tham gia vào một khâu, một công đoạn trong quá trình trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy miễn sao mục đích mà họ hướng tới là nhằm trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
– Chủ thể: Theo quy định tại Điều 247, người tử đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện các hành vi được mô tả sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị Nhà nước cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
– Lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý
– Hình phạt
+ Người có hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma túy đã từng được cơ quan có thẩm quyền vận động, thuyết phục, nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt việc trồng cây và phá bỏ cây đã trồng, hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật 02 lần. Đồng thời, người trồng cây đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống như được Nhà nước hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt các loại cây khác như cây ăn quả, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi trồng các loại cây trên.
+ Người thực hiện hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma túy mà trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự (trách nhiệm hình sự) về tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
+ Người phạm tội đã thực hiện hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma túy với số lượng từ 500 cây trở lên. Trong các trường hợp này, người phạm tội sẽ bị xử phạt theo khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 247 là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu số lượng cây được trồng từ 3.000 cây trở lên, hoặc thực hiện việc trồng cây “có tổ chức” hay thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị xử lí theo khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 247 là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
– Trong trường hợp “người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” (khoản 4 Điều 247). Quy định mới này vừa thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, vừa thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với những người có hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
Theo quy định tại Điều 247
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết: