Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh là gì? Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh tên tiếng Anh là gì? Quy định về tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh?
Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh là một trong các tội danh thuộc các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được ghi nhận tại Chương XXV của
1. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh là gì?
– Khai báo cho tình địch khi bị bắt làm tù binh được hiểu là hành vi của quân nhân bị địch bắt đã khai báo bí mật quân sự cho địch.
– Tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh, được hiểu là hành vi của quân nhân bị bắt làm tù binh mặc dù không bị cưỡng ép nhưng tự giác làm những việc có tính chất quân sự hoặc phục vụ công tác quân sự cho địch.
2. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh tên tiếng Anh là gì?
Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh tên tiếng Anh là: “Providing information or voluntarily working for the enemy as a prisoner of war”.
3. Quy định về tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh.
Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh được quy định tại Điều 400 Bộ luật hình sự 2015, theo đó:
“Điều 400. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh
1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật công tác quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;
c) Lôi kéo người khác khai báo, làm việc cho địch;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.””
( Article 400. Providing information or voluntarily working for the enemy as a prisoner of war
1. Any person who provides secret military information or voluntarily works for the enemy while being captured as a prisoner of war shall face a penalty of 01 – 07 years’ imprisonment.
2. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 05 – 12 years’ imprisonment:
a) The offender is a commander or commissioned officer; b) The offender treats other prisoners cruelly;
c) The offender persuades another person to commit this offence;
d) The offence results in serious consequences or very serious consequences.
3. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 12 – 20 years’ imprisonment:
a) The offender provides or classified documents or items, or discloses classified information to the enemy;
b) The offence results in extremely serious consequences.”
Cấu thành tội phạm
– Dấu hiệu về mặt khách quan
Khi bị bắt làm tù binh, người bị bắt có hành vi khai báo bí mật quân sự cho quân địch như: địa điểm đóng quân, kế hoạch tác chiến, các loại vũ khí
Có hành vi tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh. Hành vi này được thực hiện sau khi bị bắt làm tù binh và không bị ai cưỡng ép mà hoàn toàn tự nguyện, tự giác.
Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh theo quy định tại điều 400 Bộ luật Hình sự 2015 gồm các hành vi như sau:
– Có hành vi khai báo khi bị bắt làm lộ bí mật quân sự, đây là hành vi của quân nhân sau khi bị bắt làm tù binh đã khai báo tiết lộ bí mật quân sự cho kẻ địch.
– Có hành vi tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh, người phạm tội tự giác làm những việc có tính chất quân sự hoặc phục vụ cho công việc quân sự có hại cho Tổ quốc.
Dấu hiệu mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt là quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 bao gồm: Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
– Theo
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
+ Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
+ Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
– Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
– Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
– Gương mẫu chấp hành và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
– Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
– Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Những việc sĩ quan không được làm: Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
– Dấu hiệu về mặt khách thể: Theo đó, hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời còn xâm phạm chế độ bảo vệ bí mật quân sự, xâm phạm đến uy tín, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dấu hiệu về mặt mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, có động cơ phạm tội vì sợ bị giết khi bị bắt.
b. Hình phạt
“….thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;
c) Lôi kéo người khác khai báo, làm việc cho địch;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Theo đó, bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
– Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
– Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
– Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
– Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
– Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
– Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
– Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
– Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
( Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018)
Điều luật quy định 3 khung hình phạt như sau:
– Khung hình phạt thứ nhất : Bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm hình phạt này được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
– Khung hình phạt thứ hai: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
– Đối xử tàn ác với tù binh khác; Được hiểu là trường hợp người phạm tội có hành vi đánh đập, cho ăn thức ăn thừa… đối với các tù binh khác.
– Lôi kéo người khác khai báo, làm việc cho địch;
– Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Theo đó, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng được hiểu là:
– Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra. Hậu quả có thể là thiệt hại về vật chất và có thể là thiệt hại phi vật chất.
– Tùy từng hậu quả do từng loại tội phạm gây ra mà xác định trường hợp nào gây hậu quả nghiêm trọng, trường hợp nào gây hậu quả rất nghiêm trọng và trường hợp nào gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Khung hình phạt thứ ba: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
– Giao nộp cho địch vật, tài liệu bí mật nhà nước hoặc khai báo bí mật nhà nước;
– Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.