Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù là gì? Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù tên tiếng Anh là gì? Những quy định của pháp luật về tội đánh tháo người bị bắt, bị tam giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù.
Tội đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án là một trong những tội danh xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương XXIV của
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự 2015
1. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù là gì?
Đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, đang bị xét xử, được hiểu là hành vi giải thoát cho người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử khỏi sự quản lý của lực lượng làm nhiệm vụ canh gác, quản lý, dẫn giải.
– Theo đó, tạm giữ được quy định tại Điều 117 Bộ luật hình sự 2015, như sau:
+ Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
+ Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
+ Người thi hành quyết định tạm giữ phải
+ Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
– Tạm giam được quy định tại Điều 119 Bộ luật hình sự như sau:
+ Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
+ Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
+ Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
+. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
+ Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
– Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.
2. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù tên tiếng Anh là gì?
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù tên tiếng Anh là: “Swapping a person under arrest, a person held in temporary detention, or a prisoner”.
3. Những quy định của pháp luật về tội đánh tháo người bị bắt, bị tam giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 387 Bộ luật hình sự, cụ thể:
“ Điều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm “
(Article 387. Swapping a person under arrest, a person held in temporary detention, or a prisoner
1. Any person swaps a person under arrest, a person held in temporary detention, or a prisoner, except for the cases specified in Article 119 hereof, shall face a penalty of 02 – 07 years’ imprisonment.
2. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 05 – 12 years’ imprisonment:
a) The offence is committed by an organized group;
b) The offender abuses his/her position or power to commit the offence;
c) The offender uses violence against the guards of escorters;
d) The person swap committed an offence against national security or is sentenced to death. 3. The offender might also be prohibited from holding certain positions for 01 – 05 years. )
Các yếu tố cầu thành tội đánh tháo người bị bắt, bị giam giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù:
– Mặt khách quan:
Có hành vi đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử. Được thể hiện qua hành vi tạo điều kiện cho các đối tượng nêu trên thoát (giải thoát) khỏi sự quản lý, giám sát của lực lượng canh gác, quản lý, dẫn giải họ. Hành vi trên thông thường được thực hiện bằng:
+ Dùng vũ lực đến giải thoát người bị giam, giữ, người đang dẫn giải, người đang bị xét xử. Tức dùng sức mạnh vật chất (có sử dụng hoặc không sử dụng hung khí, vũ khí) như đấm, đá, đánh bằng gậy gộc, dùng dao chém…để uy hiếp, vô hiệu hóa sự kháng cự của lực lượng canh gác, quản lý, dẫn giải tạo điều kiện cho các đối tượng nêu trên trốn thoát.
+ Dùng các thủ đoạn khác để giải thoát cho người đang bị giam, giữ người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử nhữ đánh thuốc mê, lừa dối, giả mạo chức vụ…để đưa các đối tượng nêu trên thoát khỏi sự quản lý của lực lượng canh gác, quản lý, dẫn giải.
– Mặt chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến chế độ tạm giam, tạm giữ trong giai đoạn điều tra. Truy tố, xét xử vụ án hình sự và chế độ giam giữ, cải tạo phạm nhân, đồng thời xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hình sự.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
Về hình phạt đối với tội đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
Điều luật quy định 3 khung hình phạt trong đó có 2 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung, như sau:
+ Khung 1 : Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
+ Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
+ Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
– Hình phạt bổ sung (khoản 3): người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.