Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Tư vấn pháp luật

Tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

  • 14/10/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    14/10/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là gì? Quy định của pháp luật về tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam?

    Trong quá trình quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thì có không ít những vấn đề sai phạm và điều này dẫn đến việc tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật. Vậy tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam”

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

    – Cơ sở pháp lý:

    + Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

    + Hiến pháp 2013.

    + Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    1. Tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là gì?

    – Thẩm quyền quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam: theo quy định của pháp luật thì ngoài chức năng thực hành quyền công tố thì chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật trên thực tế được thống nhất, chính xác, kịp thời và công minh cũng là một chức năng rất quan trọng của VKSND. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết và là một yêu cầu khách quan của quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

    – Đối với kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định chức năng đối với công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam tại Điều 2 và Điều 4, theo đó: VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc kiểm sát hoạt động các biện pháp nhằm đảm bảo Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ.

    – Luật thi hành tạm giữ, tạm giam  2015 đã xây dựng điều luật riêng quy định về chức năng kiểm sát hoạt động quảng lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, to chức, cá nhân có liên quan trọng quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật thì hành tạm giữ, tạm giam, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự 215.

    –  Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát tạm giữ, tạm giam

    – Tại Hiến pháp 2013 quy định Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

    – Tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

    – Tại Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND tại 14 Điều trong 02 Chương, bao gồm: Chương VII – Kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (Điều 42, Điều 43); Chương IX – Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 46, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 59, 60 và Điều 61). Theo đó, VKSND vừa có nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam vừa có nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

    – Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, VKSND có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam:

    + Khi tiến hành kiểm sát thường kỳ có thể đi sâu kiểm sát toàn bộ việc chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam hoặc cũng có thể kiểm sát những vấn đề nào thấy cần thiết hoặc phúc tra lại những vi phạm đã được phát hiện của lần kiểm sát trước mà VKSND đã kháng nghị yêu cầu sửa chữa, xem kết quả sửa chữa vi phạm của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam.

    + Đối với nhà tạm giữ, hàng ngày Kiểm sát viên phải kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam.

    – Thời hạn giải quyết: pháp luật quy định 3 tháng 1 lần kiểm sát từng mặt, 6 tháng 1 lần kiểm sát trực tiếp toàn diện về việc bắt, tạm giữ, tạm giam, có kết luận bằng văn bản theo quy định của pháp luật.

    – Đối với trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, hàng tháng kiểm sát về thủ tục trong việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của BLTTHS.

    – Đối với trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu, hàng tuần kiểm sát về thủ tục trong việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của BLTTHS, pháp luật quy định: ba tháng một lần trực tiếp kiểm sát theo từng nội dung, sáu tháng một lần kiểm sát toàn diện về tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù

    – Một năm trực tiếp kiểm sát toàn diện hai lần về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

    2. Quy định của pháp luật về tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

    – Tại Điều 56 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, theo đó:

    + Chủ thể tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: theo quy định của pháp luật thì những chủ thể tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm: người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người theo quy định của pháp luật. Theo đó,  những chủ thể này có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Pháp luật cũng quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ thể tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, theo đó những chủ thể này có những quyền như sau: (1)  Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền, (2) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình, (3) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo, (4) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù.

    + Đối với những người bị tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thì họ cũng có những quyền và nghĩa vụ khác nhau mà pháp luật đã quy định rất rõ về vấn đề này. Theo đó, người bị tố cáo có những quyền như sau:

    (1) Người tố cáo có quyền được thông báo về nội dung tố cáo.

    (2) Người tố cáo có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được khôi phục danh dự, nhân phẩm, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra.

    (3) Người tố cáo có quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật.

    (4) Người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

    Song song với quyền thì người bị tố cáo cũng có những nghĩa vụ như sau:

    (1) Người bị tố cáo có nghĩa vụ giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;

    (2) Người bị tố cáo có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;

    (3) Người bị tố cáo có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

    + Chủ thể có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: theo quy định của pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam sẽ phải chuyển tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo.

    – Về hồ sơ giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm những loại giấy tờ như sau: (1)  Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; (2) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;(3)  Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết, (4) Văn bản giải trình của người bị tố cáo, (5)  Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh, (6)  Kết luận nội dung tố cáo, (7)  Quyết định xử lý, (7) Tài liệu khác có liên quan.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Sai phạm

    Tạm giam

    Tạm giữ


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền?

    Tìm hiểu về người đang bị tạm giam? Quyền và nghĩa vụ của người đang bị tạm giam? Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền?

    Bị triệu tập vì đánh bạc online có bị bắt để tạm giam không?

    Tạm giam là gì? Bị triệu tập vì đánh bạc online có bị bắt để tạm giam không? Thời hạn tạm giam khi vi phạm là bao lâu?

    Công an bắt tạm giam có cần thông báo cho gia đình không?

    Tạm giam là gì? Đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam? Thời hạn tạm giam? Khi tạm giam bị can, bị cáo cơ quan chức năng có phải thông báo cho gia đình không?

    Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ? Có được lấy lời khai vào ban đêm không?

    Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ là gì? Quy định về lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ? Có được bắt người vào ban đêm không? Có được lấy lời khai ban đêm vào không?

    Khiếu nại, tố cáo, xử lý sai phạm trong Kiểm toán Nhà nước

    Khiếu nại, tố cáo trong Kiểm toán Nhà nước? Xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm toán nhà nước?

    Thủ tục khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

     Khái niệm quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam? Thủ tục khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam?

    Kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

    Kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là gì? Phạm vi kiểm sát công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam?

    Quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giam

    Khái quát về quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giữ, tạm giam? Quản lý tài sản, tiền, đồ vật, tư trang của người bị tạm giam?

    Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn

    Quy định về tạm giữ, tạm giam? Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ