Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối là gì? Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối tên tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối? Khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào?
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối là hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của hoạt động tố tụng. Việc cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định rõ chế tài xử phạt đối với tội phạm này nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp của nhà nước.
Căn cứ pháp lý:
1. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối là gì?
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối được hiểu là hành vi của người làm chứng đã khai không đúng sự thật những tình tiết liên quan đến vụ án, cung cấp tài liệu sai sự thật, được hiểu là hành vi của người giám định, người phiên dịch, người làm chứng đã giao những tài liệu sai sự thật cho cơ quan tiến hành tố tụng mà mình biết rõ tài liệu đó là sai sự thật.
2. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối tên tiếng Anh là gì?
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối tên tiếng Anh là: “Providing false documents or giving false statements”.
3. Quy định của pháp luật về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối được quy định tại Điều 382
“Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội này có thể là một trong các dạng hành vi sau, tùy thuộc vào địa vị pháp lý của chủ thể:
– Đối với người giám định. Có hành vi kết luận gian dối, được hiểu là hành vi ra một kết luận về vấn đề cần giám định không đúng với tính khách quan của nội dung giám định. Tính sai sự thật này có thể sai một phần hoặc sai toàn bộ nội dung giám định. Với kết luận giám định sai cơ quan tư pháp không có đủ điều kiện cần thiết để có thể giải quyết đúng đắn vụ án. Hành vi đưa ra kết luận giám định sai có thể là hành vi của một cá nhân hoặc của tập thể nhiều giám định viên.
– Đối với người phiên dịch. Có hành vi gian dối, được hiểu là hành vi dịch sai lệch về nội dung lời nói hoặc nội dung chữ viết trong tài liệu (như dịch không đúng với sự thật mà bản mô tả, dịch không đúng với ngôn ngữ của bản dịch gốc từ nước ngoài, tiếng dân tộc khác sang tiếng Việt ( hoặc ngược lại). Hành vi dịch sai là hành vi chuyển sai nội dung thông tin từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt hoặc ngược lại (phiên dịch cho người câm, điếc cũng được xem là dạng phiên dịch).
– Đối với người làm chứng. Có hành vi khai báo gian dối, được hiểu là hành vi đưa ra những tài liệu cho cơ quan tổ tụng mà biết rõ tài liệu đó sai sự thật ( như đưa ra hợp đồng vay nợ của cá nhân nhưng biết rõ không phải là bản thật, đưa ra tài liệu để làm cơ sở giám định do người khác cung cấp nhưng biết rõ tài liệu đó là giả…).Lời khai sai, tài liệu sai sự thật là lời khai, tài liệu không phản ánh đúng thực tế khách quan của vụ án. Hành vi khai hoặc cung cấp tài liệu của người làm chứng có thể do họ tự nguyện hoặc theo yêu cầu của cơ quan tư pháp. Hành vi này có thể của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Đối với tội cung cấp tài liệu sai sự thật thì việc biết rõ tài liệu đó là sai sự thật là dấu hiệu cấu thành cơ bản.
Mặt khách thể: khách thể của tội phạm này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng
Mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là những người tham gia tổ tụng sau: người giám định, người phiên dịch, người làm chứng ( trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính)
Hình phạt của tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
Mức phạt đối với tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
+ Khung một (khoản 1): Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với các hành vi có đầy đủ dấu hiệu của mặt khách quan.
+ Khung hai (khoản 2): Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
– Có tổ chức;
– Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
(Có tổ chức được hiểu là các trường hợp sau đây:
+ Là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và đòi hỏi phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
+ Khi đã xác định được trường hợp cụ thể đó là phạm tội có tổ chức, thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với tất cả những người cùng thực hiện tội phạm (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức).
+ Mức độ tăng nặng phụ thuộc vào quy mô tổ chức, vai trò của từng người trong việc tham gia vụ án.)
+ Khung ba: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Phạm tội từ 02 lần trở lên;
– Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
+ Hình phạt bổ sung: Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào?
Theo Quyết định 219/QĐ- BYT Covid-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Trong đó, mức phạt với các hành vi không khai báo y tế, khai báo y tế gian dối được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
” 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Theo quy định trên, nếu phát hiện bản thân hoặc người khác có triệu chứng mắc Covid-19 mà không kịp thời thời khai báo y tế hoặc khai báo y tế gian dối thì có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, việc không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh với với thầy thuốc, nhân viên y tế cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 117 với mức phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.
– Theo Điều 1
” Người đã được
a) Trốn khỏi nơi cách ly;
b) Không tuân thủ quy định về cách ly;
c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;
d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.”
Như vậy, người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối khiến lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015:
” Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
– Theo đó, mức phạt của người không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối là phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 – 05 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 05 – 10 năm nếu dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết 01 người.
– Trường hợp dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 02 người trở lên, người phạm tội thậm chí còn có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 10 – 12 năm.
– Hình phạt bổ sung của Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.