Quy định về hình thức kỷ luật khiển trách? Toàn bộ các quy định và lưu ý về hình thức kỷ luật Khiển trách? Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức?
Có thể nói trong các hình thức xử lý kỷ luật thì khiển trách được xem là một hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất, được áp dụng đối với cán bộ công chức hay các lao động khi ký kết
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức
1. Quy định về hình thức kỷ luật khiển trách
1.1. Khiển trách là gì?
khiển trách đây là một hình thức kỷ luật nhẹ nhất được quy định trong
1.2. Các Trường hợp công chức bị kỷ luật khiển trách
Hình thức này áp dụng với công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, thuộc một trong các trường hợp vi phạm quy định về:
– Đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức.
– Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.
– Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ.
– Xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện.
– Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng.
– Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
– Bảo vệ bí mật Nhà nước.
– Khiếu nại, tố cáo.
– Quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
– Đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ.
– Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Với công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cũng phải chịu một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo hoặc xóa tư cách chức vụ.
Theo đó không chỉ gây hậu quả ít nghiêm trọng mà công chức phải vi phạm lần đầu, và thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị khiển trách theo quy định của pháp luật đề ra.
2. Lưu ý về hình thức kỷ luật khiển trách
Thứ nhất theo căn cứ quy định tại
“Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau”.
Như vậy, qua các quy định của pháp luật chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy việc áp dụng các hình thức kỉ luật pháp luật đã có quy định rất cụ thể về các vi phạm và theo đó nếu áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách cần lưu ý các quy định này để áp dụng các hinh thức xử ly theo quy dịnh, việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khiên trách phai thực hiện theo các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Lưu ý thứ hai đó là quy định vè 04 trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các trường hợp sau đây được tạm thời chưa xem xét xử lý kỷ luật, gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách cần lưu ý thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về các trường hợp. Bên cạnh đó cũng có các trường hợp chưa xem xét xử lý kỉ luật theo quy định đối với các đối tượng được quy định như 04 trường hợp như trên đây.
Lưu ý thứ tư đó là quy định về 04 trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các trường hợp sau đây được miễn trách nhiệm kỷ luật:
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Theo đó mà nếu áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách cần chú ý tới quy định đối với các trường hợp được miễn hay trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật theo quy định chúng tôi đã nêu như trên đây. để có thể áp dụng chính xác và dúng đắn hình thức kỷ luật này.
3. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Tại Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức nghị định Số: 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức quy định:
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
Theo đó, có thể thấy đối với việc Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức đã được pháp luật quy định cụ thể và chi tiết đối với các trường hợp, tùy theo từng trường hợp khác nhau và Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Việc Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức phải được thực hiện dựa trên các trình tự thủ tục mà pháp luật đề ra
Đối với các trường hợp Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức không đúng theo quy đinh thì cán bô công chức có thể khiếu nại về các quyết định kỷ luật với các cơ quan có thẩm quyen giải quyết theo quy định để có thể đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân dựa trên các quy định của pháp luật
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung vân đề Toàn bộ các quy định và lưu ý về hình thức kỷ luật Khiển trách và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành