Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Quy trình xử lý kỷ luật cho thôi viêc đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

Tư vấn pháp luật

Quy trình xử lý kỷ luật cho thôi viêc đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã

  • 20/02/202120/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    20/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quy trình xử lý kỷ luật cho thôi viêc đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã.

    Quy trình xử lý kỷ luật cho thôi viêc đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Em muốn hỏi quy trình xử lý kỷ luật cho thôi việc đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, điều kiện buộc thôi việc, quá trình xử lý, thời gian có hiệu lực ạ. Em xin cảm ơn.!!?

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Căn cứ pháp lý:

    Nghị định số 35/2005/NĐ-CP 

    2.Nội dung tư vấn

    Đối với trường hợp cán bô không chuyên trách cấp xã được xử lý kỷ luật theo quy định chung về xử lý kỷ luật cán bộ quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP cụ thể:

    Quy trình xử lý kỷ luật cán bộ

    + Giai đoạn chuẩn bị họp xử lý kỷ luật

    Điều 15. Công tác chuẩn bị họp Hội đồng kỷ luật

    1. Cán bộ, vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật;

    2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    3. Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm kỷ luật, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật;

    4. Cán bộ vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày.

    Trường hợp nếu cán bộ vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hoặc trường hợp người vi phạm kỷ luật không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý cán bộ, công chức thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.

    + Giai đoạn họp xử lý kỷ luật

    Điều 16. Trình tự họp Hội đồng kỷ luật

    1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.

    2. Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.

    3. Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm.

    4. Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    5. Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.

    6. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín.

    7. Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.

    8. Kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp.

    Quy-trinh-xu-ly-ky-luat-cho-thoi-viec-doi-voi-can-bo-khong-chuyen-trach-cap-xa

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

    – Thời hạn xử lý kỷ luật (Điều 17 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP)

    + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức.

    + Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

    + Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn quyết định thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 30 ngày.

    + Trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỷ luật (hoặc ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị) khác với ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mà sau khi trao đổi, thảo luận không thống nhất thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    –  Hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật:

    Điều 26. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật

    1. Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu cán bộ, công chức không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.

    2. Cấp có thẩm quyền khi ban hành quyết định kỷ luật phải có điều khoản ghi rõ thời gian cán bộ, công chức bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời điểm đủ 12 tháng theo quy định.

    – Điều kiện áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc:

    Điều 25. Hình thức buộc thôi việc

    1. Áp dụng đối với cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù giam.

    2. Hội đồng kỷ luật có thể kiến nghị người có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với các trường hợp sau:

    a) Cán bộ, công chức đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật hạ ngạch, cách chức mà tái phạm hoặc tiếp tục vi phạm kỷ luật;

    b) Cán bộ, công chức tuy có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ cán bộ, công chức;

    c) Cán bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước;

    d) Cán bộ, công chức nghiện ma túy;

    đ) Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc và đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi giấy gọi 3 lần mà không đến.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Khiển trách

    Thôi việc

    Xử lý kỷ luật


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách và hướng dẫn soạn thảo

    Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách là gì? Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách để làm gì? Giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp khiển trách năm 2021? Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khiển trách?

    Toàn bộ các quy định và lưu ý về hình thức kỷ luật Khiển trách

    Quy định về hình thức kỷ luật khiển trách? Toàn bộ các quy định và lưu ý về hình thức kỷ luật Khiển trách? Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức?

    Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khiển trách và hướng dẫn soạn thảo chi tiết

    Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách là gì? Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khiển trách? Hướng dẫn soạn thảo quyết định áp dụng biện pháp khiển trách? Quy định về biện pháp khiển trách trong bộ luật hình sự?

    Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội

    Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội là gì? Áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội Tiếng Anh là gì? Điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội? Thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên? Nguyên tác tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi? Ý nghĩa của quy đinh biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015? Một số bất cập, khó khăn và kiến nghị?

    Khiển trách là gì? Hình thức kỷ luật khiển trách cán bộ, công chức, viên chức?

    Khiển trách là gì? Đối tượng bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách? Thẩm quyển áp dụng các hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức, viên chức?

    Buộc thôi việc là gì? Chế độ đối với người lao động bị buộc thôi việc?

    Khái niệm buộc thôi việc là gì? Người lao động bị buộc thôi việc được hưởng các chế độ gì? Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động? Chế độ đối với người lao động bị buộc thôi việc?

    Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc? Cách tính trợ cấp thôi việc?

    Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc? Cách tính trợ cấp thôi việc? Những trường hợp nào được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật?

    Những vi phạm về hôn nhân gia đình bị xử lý kỷ luật khai trừ Đảng

    Những vi phạm về hôn nhân gia đình bị xử lý kỷ luật khai trừ Đảng. Trình tự thủ tục khai trừ khỏi đảng đối với những hành vi vi phạm về hôn nhân gia đình.

    Lao động bị xử lý kỷ luật có được hưởng chế độ thai sản không?

    Bị xử lý kỷ luật có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không? Bị xử lý kỷ luật lao động có được hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm không

    Nghỉ việc, thôi việc trước khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?

    Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản không? Luật sư tư vấn pháp luật về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ