Pháp luật hiện hành không hề có giới hạn về việc chơi hụi, họ nhưng nếu có cá nhân nào lợi dụng hoạt động này để vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Vậy, tổ chức chơi hụi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Cần làm gì khi nhận thấy dấu hiệu mình bị giật hụi?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức chơi hụi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
Chơi hụi không phải là một hoạt động xa lạ đối với người dân tại Việt Nam. Hụi được hình thành theo tập quán từ lâu đời và khá phổ biến ở các địa phương đặc biệt là tại vùng nông thôn. Hoạt động chơi hụi bản chất là không hề vi phạm pháp luật, chỉ khi nào hoạt động này được diễn ra nhằm lợi dụng che dấu hoạt động cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mới bị xử lý. Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà pháp luật hiện hành đề ra phương hướng giải quyết thích hợp, cụ thể:
1.1. Mức xử phạt hành chính khi vi phạm về chơi hụi:
Với các hành vi chưa đến mức xử phạt về hình sự hoặc chưa có dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị áp dụng mức xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
– Mức phạt hành chính đầu tiên có thể áp dụng phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng khi có các hành vi vi phạm các điều dưới đây:
+ Khi có sự thay đổi về nơi ở mà cá nhân không tiến hành thông báo về việc thay đổi này cho các thành viên khác;
+ Cá nhân khi mới tham gia vào dây hụi nhưng người tổ chức không tiến hành thông báo đầy đủ các thông tin về dây hụi cho người này;
+ Thành lập ra hụi bắt buộc phải lập biên bản thỏa thuận và ghi nhận thông tin theo đúng quy định. Trong trường hợp không lập biên bản thỏa thuận về hụi hoặc lập biên bản mà không đầy đủ các thông tin là có hành vi vi phạm;
+ Khi xuất hiện hành vi không lập sổ hụi;
+ Theo định kỳ sẽ đến thời điểm mở hụi nhưng người tổ chức chơi hụi không giao đủ các phần hụi cho các thành viên hội chơi hụi;
+ Khi các thành viên tham gia vào dây hụi có nhu cầu xem các thông tin nhưng lại không cho các thành viên này xem thông tin về dây hụi khi có yêu cầu;
– Mức phạt tiền có thể từ 5 triệu đến 10 triệu đồng khi có các hành vi dưới đây:
+ Không thực hiện đúng theo trách nhiệm là thông báo với Ủy ban nhân dân xã về việc tổ chức gây hội mà gây hội này có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên ở các kỳ mở hụi;
+ Các cá nhân khi tổ chức từ hai dây hỗ trợ lên phải tiến hành thông báo cho ủy ban nhân dân cấp xã hành vi không thông báo này sẽ bị áp dụng mức phạt tiền đã nêu ở trên;
– Mức phạt tiền tại nhân tố từ 10 triệu đến 20 triệu đồng khi các cá nhân có hành vi dưới đây:
+ Khi xuất hiện hành vi lợi dụng tổ chức gây hội mà thực hiện cho vay nặng lãi vượt quá mức lãi suất được cho phép trong luật dân sự đã ghi nhận;
+ Người ra, còn phải kể đến hoạt động lợi dụng tổ chức gây vụ để tập hợp vốn trái phép.
1.2. Xử lý hình sự với việc tổ chức chơi hụi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Khi cá nhân nhận thấy mình có dấu hiệu đang bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc chơi hụi thì có thể làm đơn trình bày lên phía cơ quan Công an cấp quận/ huyện nơi cá nhân có hành vi lừa đảo đang sinh sống để được hỗ trợ tốt nhất.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được ghi nhận tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức hình phạt như sau:
– Đối tượng nào sử dụng những thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác mà giá trị tài sản từ 2 triệu đến 50 triệu đồng hoặc trong trường hợp dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trong một các trường hợp dưới đây thì có thể bị áp dụng mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
+ Cá nhân đang bị tố cáo hành vi của mình mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn có sự vi phạm;
+ Ngoài ra, cơ quan điều tra sẽ xem xét thêm cá nhân này liệu đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, thậm chí còn chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá các hành vi của người này nếu gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội;
+ Trên thực tế, nhận thấy tài sản đang bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phương tiện kiếm sống duy nhất và kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
– Khung hình phạt thứ hai được sử dụng đối với hành vi phạm tội có thể bị phạt từ 2 năm đến 7 năm khi có các dấu hiệu dưới đây:
+ Thực hiện hành vi phạm tội diễn ra có tổ chức;
+ Tính chất chuyên nghiệp cũng được thể hiện rõ đối với từng hành vi của các cá nhân tham gia;
+ Khoản tiền chiếm đoạt trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
+ Nhận thấy có hành vi tái phạm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh an toàn xã hội;
+ Các cá nhân đang có chức vụ quyền hạn thì tiến hành lợi dụng quyền hạn của mình hoặc là lấy danh nghĩa từ cơ quan tổ chức để thực hiện hành vi nhằm trục lợi cho bản thân;
+ Để có thể dễ dàng chiếm đoạt tài sản của người khác những cá nhân tổ chức này dùng thủ đoạn xảo quyệt để chiếm đoạt một cách dễ dàng;
– Khung hình phạt thứ ba được áp dụng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là từ 7 năm đến 15 năm tù khi có những yếu tố dưới đây:
+ Sau khi bị phát hiện ra hành vi chiếm đoạt có tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng;
+ Có hành động lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, những hoàn cảnh khó khăn về nền kinh tế chính trị xã hội;
– Khung hình phạt thứ tư là khung hình phạt cao nhất trong điều khoản quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là phạt tù từ 12 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
+ Để áp dụng mức hình phạt này thì hành vi chiếm đoạt tài sản phải có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
+ Nhận thấy đất nước- xã hội đang nằm trong hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thực hiện lợi dụng vấn đề này.
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã nêu ở trên thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Khi bị giật hụi cần làm gì?
Cá nhân khi tham gia vào chơi hụi cần xác định rõ tinh thần là phải đối mặt với nhiều những rủi ro nhất định. Hiện nay, tình trạng giật hụi xảy ra với mức độ tính chất ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Có một số vụ việc gây khó khăn trong việc điều tra của Công an, thậm chí là Công an sẽ không thụ lý điều tra về cho rằng đây là vụ việc dân sự. Nên nếu đã lỡ tham gia vào việc chơi hụi, các cá nhân có thể tham khảo những hướng giải quyết mà bài viết phân tích dưới đây nếu không may rủi ro xảy ra với mình:
– Trường hợp khi có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp có đó cần được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc nếu không thể thống nhất quan điểm với nhau thì có nhờ Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật;
– Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức khi nhận thấy quyền lợi của mình đang bị xâm phạm thì có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc nếu đầy đủ các yếu tố cấu thành hành vi cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm tài sản hoặc bất kỳ hành động nào khác vi phạm pháp luật thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân này.
Như vậy khi bị giật hụi hoặc tùy vào từng trường hợp sẽ có các hướng xử lý khác nhau. Pháp luật luôn khuyến khích các bên ngồi lại thỏa thuận với nhau đưa ra hướng giải quyết. Còn trong trường hợp không thể thương lượng được thì tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Nếu nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền điều tra khởi tố về hành vi vi phạm này.
3. Quy định về chứng cứ chứng minh hoạt động chơi hụi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Theo quy định, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Cá nhân tham gia chơi hụi có thể sử dụng hình thức thỏa thuận như sau:
– Các nội dung liên quan đến thoả thuận về dây họ phải được thể hiện bằng văn bản. Để đảm bảo tính pháp lý thì văn bản thoả thuận về dây họ cần công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu;
– Dây họ hoàn toàn có thể được sửa đổi, bổ sung nên cá nhân có thể thỏa thuận nội dung sửa đổi, bổ sung. Văn bản này cần tuân thủ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP;
Một trong những căn cứ để chứng minh bản thân đang bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó là
– Các thông tin về nhân thân của chủ họ như họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; địa điểm cư trú của chủ họ (nơi chủ họ thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
– Cá nhân tham gia vào dây hui bao gồm: số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
– Ghi nhận đầy đủ, rõ ràng về phần họ;
– Thời gian diễn ra dây họ, kỳ mở họ;
– Cá nhân thỏa thuận và ghi nhận thể thức góp họ, lĩnh họ.
Ngoài ra,
– Nếu trên thực tế mà có thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ họ trong họ hưởng hoa hồng thì phải ghi nhận rõ trên văn bản;
– Phát sinh lãi suất trong họ có lãi;
– Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ họ;
– Khi thực hiện việc chuyển giao phần họ thì cũng cần thể hiện rõ nội dung chuyển giao;
– Trong quá trình hoạt động mà cá nhân có thể gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây họ bất kỳ lúc nào;
– Khi tham gia dây hụi thì phải tuân thủ những nghĩa vụ mà các bên thống nhất với nhau. Nếu có hành vi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm;
Như vậy, khi cá nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tiền hụi sẽ tiến hành làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Để chứng minh quyền lợi của mình đang bị xâm phạm thì bạn cần cung cấp cho Tòa án nhân dân văn bản thoả thuận về dây hụi và danh sách hụi viên có chữ ký của người bị kiện. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng vụ việc mà có thể lấy thêm lời khai, người làm chứng , hoặc yêu cầu giám định chữ ký của người bị kiện để xác minh chính xác yêu cầu giải quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Nghị định số 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường.