Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm và gây thương tích. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xúc phạm danh sự và đánh người khác.
Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm và gây thương tích. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xúc phạm danh sự và đánh người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Bây giờ em muốn nhờ luật sư hướng dẫn em cách làm đơn thưa về tội xúc phạm danh dự và cố ý gây thương tích . Chuyện là mẹ em có đóng tiền trong công ty chăm sóc sức khỏe, sáng nay mẹ em có lên cong ty làm liệu trình, tình cờ gặp người quen ở đó, nghĩ là bình thường nên cũng ngồi nói chuyện. Trong đó có một chú thương mẹ em. Nhưng mẹ em chỉ coi như người anh và mối quan hệ hoàn toàn trong sáng, vì chú đó đã có gia đình. Vợ của chú này dẫn con theo nhào vô lấy nón bảo hiểm đánh mẹ em tới tấp rồi còn nói những lời lẽ thô tục xúc phạm mẹ em nơi đông người, cố tình bôi nhọ danh dự. Đánh mẹ em bầm mặt. Vợ chú ấy cứ nghe người này người kia đặt điều rồi hành động thiếu văn hoá như vậy. Em thấy mẹ mình bị đánh em tức quá mới lại tới nhà của vợ chú ấy và chỉ hỏi lý do gì bà đánh mẹ tôi. Bà ấy không trả lời mà chỉ chửi là mẹ mày giựt chồng tao rồi còn nói mẹ mày làm đỉ này đỉ nọ rồi còn muốn giơ tay đánh em nữa chứ. Giờ em phải làm sao thưa luật sư ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Tại Ðiều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định:
"Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."
Theo quy định này thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm.
Tại Ðiều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
"Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường."
Theo quy định này người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tại Ðiều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Đồng thời tại Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
"Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Căn cứ quy định này, người nào có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999.
Như vậy, căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự cùng với thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm nên gia đình bạn có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án nhân dân …) để được giải quyết.
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
+ Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
+ Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.
Nếu như đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về trật tự công cộng, mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 245 Bộ luật hình sự 1999 tội gây rối trật tự công cộng.
“Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây náo động, hò hét gây mất trật tự ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên…Hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoảng sợ cho những người xung quanh.
Người phạm tội gây rối bằng rất nhiều các hình thức khác nhau như: tập trung đông người nơi công cộng gây náo động; hò hét đuổi đánh nhau gây hỗn loạn nơi công cộng; đập phá các tài sản nơi công cộng hay đập phá các quán xá, quán ăn, rạp chiếu phim…đông người.
Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này … mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
>>> Luật sư tư vấn tố cáo hành vi xúc phạm danh dự: 1900.6568
Ngoài ra còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.