Các bước tiến hành quy trình tố tụng đối với đại biểu Quốc hội có dấu hiệu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho biết nếu đại biểu Quốc hội có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư trả lời:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Các buốc áp dụng đối với dại biểu Quốc hội có dấu hiệu vi phạm pháp luật là:
1. Bắt giam:
Điều 81 Hiến pháp 2013 quy định: "Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội".
Điều kiện bắt giam: Điều 58 Luật Tổ chức Quốc hội quy định việc bắt đại biểu Quốc hội phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và được sự đồng ý của Quốc hội hoặc sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp.
Thẩm quyền thực hiện lệnh bắt: thuộc về cơ quan điều tra phát hiện ra hành vi phạm tội của đại biểu Quốc hội và có thẩm quyền điều tra hành vi phạm tội đó.
Trường hợp bắt khẩn cấp: Điều 58 Luật tổ chức Quốc hội nếu đại biểu Quốc hội bị tạm giữ do phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định.
2. Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội:
Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự: “Không ai được coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật”.
Điều 58 Luật tổ chức Quốc hội quy định: “Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó”.
Tức là việc bắt giam không làm chấm dứt tư cách đại biểu Quốc hội nhưng sẽ là căn cứ tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu Quốc hội để phục vụ điều tra.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Chấm dứt tư cách đại biểu quốc hội:
Các hình thức xử phạt đại biểu Quốc hội sẽ phải dựa trên bản án kết tội của tòa án.
Quyền đại biểu Quốc hội đương nhiên bị mất khi bj toàn án kết án (Điều 58 Luật tổ chức Quốc hội), hoặc không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân đến mức độ bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm (Điều 56 Luật tổ chức Quốc hội).
Nếu được Tòa án xác định không phạm tội thì quyền của người bị bắt sẽ được khôi phục theo quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Khánh Linh