Theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức có cho phép việc chuyển đổi từ viên chức sang công chức, nếu đủ điều kiện quy định để chuyển. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp được phép công chức chuyển sang viên chức.
Mục lục bài viết
1. Công chức, viên chức là ai?
1.1. Công chức:
Tại Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức quy định về công chức như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lâp của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và ảnh hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh làm việc theo biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
1.2. Viên chức
Điều 2,
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu viên chức cũng là công dân Việt Nam nhưng chỉ làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương từ quỹ lương nơi mình làm việc theo quy định của pháp luật.
2. Những trường hợp được phép chuyển từ công chức sang viên chức:
Khoản 9 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung
Đồng thời, quá trình cống hiến, thời gian công tác của công chức trước khi chuyển sang viên chức được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.
Để hướng dẫn cụ thể điều này, tại khoản 4 Điều 42
Tại Điều 35
+ Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể
+ Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật
+ Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Về việc điều động chuyển đổi từ công chức sang viên chức, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể mà tùy thuộc vào nhu cầu, kế hoạch phát triển của từng cơ quan, địa phương mà ban hành những quyết định riêng. Theo quy định Luật Cán bộ, công chức, điều động là việc công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Khi đó, việc điều động công chức sang viên chức sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định. Đồng thời, công chức khi chuyển sang viên chức sẽ được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi). Lưu ý: Công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được điều động.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật viên chức như sau:
+ Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;
+ Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng;
+ Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;
+ Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.
Như vậy, theo các căn cứ nêu trên, có thể thấy, công chức có thể được chuyển sang viên chức nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức và hình thức chuyển từ công chức sang viên chức là điều động công chức.
Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Công chức khi chuyển sang viên chức sẽ được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 2, Luật số 52/2019/QH14 về sửa đổ, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức.
3. Hồ sơ thực hiện chuyển từ công chức sang viên chức:
Đối tượng điều động cán bộ, công chức đang công tác ở các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố.
3.1. Thành phần hồ sơ thực hiện điều động bao gồm những thành phần sau:
+ Đơn xin chuyển công tác do cán bộ, công chức tự viết, tự nguyện làm việc lâu dài tại nơi xin chuyển đến; có ý kiến của cơ quan chủ quản (xác nhận vị trí công tác hiện nay, đồng thuận cho chuyển công tác theo nguyện vọng).
+ Văn bản của cơ quan, đơn vị đồng ý tiếp nhận hoặc đồng ý cho chuyển công tác.
+ Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C-BNV/2008) có dán ảnh 3×4, do cán bộ khai và được cấp quản lý cán bộ xác nhận.
+ Các bản sao có công chứng: văn bằng, chứng chỉ,
+ Phiếu đánh giá cán bộ, công chức hai năm trước liền kề.
3.2. Quy trình thực hiện và thời gian giải quyết điều động công chức:
Điều động công chức trong biên chế khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố
Do nguyện vọng công chức
(1) Công chức có đơn xin chuyển công tác; cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản.
(2) Cơ quan tiếp nhận công chức có ý kiến đồng ý tiếp nhận, đề nghị bằng văn bản gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).
(3) Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đồng ý thì ban hành quyết định điều động công chức.
Do nhu cầu của tổ chức
(1) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản gửi cơ quan chủ quản công chức.
(2) Cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản gửi cơ quan tiếp nhận công chức.
(3) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản đề nghị gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).
(4) Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đồng ý thì ban hành quyết định điều động công chức.
Điều động công chức từ biên chế khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố về khối chính quyền
Do nguyện vọng công chức
(1) Công chức có đơn xin chuyển công tác; cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản.
(2) Cơ quan tiếp nhận có ý kiến đồng ý tiếp nhận, đề nghị bằng văn bản gửi Sở Nội vụ (kèm theo hồ sơ).
(3) Sở Nội vụ xem xét, nếu đồng ý thì có văn bản đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy ra quyết định điều động công chức.
(4) Ban Tổ chức Thành ủy nếu thống nhất thì ban hành quyết định điều động công chức.
Do nhu cầu của tổ chức
(1) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản gửi cơ quan chủ quản công chức.
(2) Cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản gửi cơ quan tiếp nhận công chức.
(3) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản đề nghị gửi Sở Nội vụ (kèm theo hồ sơ).
(4) Sở Nội vụ xem xét, nếu đồng ý thì có văn bản đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy ra quyết định điều động công chức.
(5) Ban Tổ chức Thành ủy nếu thống nhất thì ban hành quyết định điều động công chức.
Tiếp nhận công chức từ khối chính quyền về biên chế khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố
Do nguyện vọng công chức
(1) Công chức có đơn xin chuyển công tác; cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản.
(2) Cơ quan tiếp nhận có ý kiến đồng ý tiếp nhận, đề nghị bằng văn bản gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).
(3) Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đồng ý thì có văn bản đề nghị Sở Nội vụ ra quyết định điều động công chức.
(4) Ban Tổ chức Thành ủy ban hành quyết định tiếp nhận và điều động công chức.
Do nhu cầu của tổ chức
(1) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản gửi cơ quan chủ quản công chức.
(2) Cơ quan chủ quản công chức có ý kiến thống nhất bằng văn bản gửi cơ quan tiếp nhận công chức.
(3) Cơ quan có nhu cầu tiếp nhận công chức có văn bản đề nghị gửi Ban Tổ chức Thành ủy (kèm theo hồ sơ).
(4) Ban Tổ chức Thành ủy xem xét, nếu đồng ý thì có văn bản đề nghị Sở Nội vụ ra quyết định điều động công chức.
(5) Ban Tổ chức Thành ủy ban hành quyết định tiếp nhận và điều động công chức.
Như vậy, ngoài việc viên chức được chuyển sang công chức thì cũng có những trường hợp công chức được chuyển sang viên chức khi có đủ những điều kiện và thuộc trường hợp được phép chuyển.