Tiền lương là gì? Quy định về ngày nghỉ lễ, tết? Tiền lương làm thêm giờ, làm việc ngày lễ tết? Tiền lương làm việc ngày nghỉ bù ngày lễ tính như thế nào?
Hiện nay, việc cá nhân, người lao động làm thêm giờ được hiểu là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động pháp luật không cấm người lao động làm thêm giờ nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy định về làm thêm giờ. Tuy nhiên hiện nay một số doanh nghiệp lợi dụng việc người lao động ít hiểu biết về pháp luật lao động mà có hành vi vi phạm về thời giờ làm việc như: ép người lao động làm thêm giờ hoặc chi trả tiền làm thêm giờ không đúng quy định pháp luật, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống của người lao động. Khi người lao động làm việc ngày nghỉ bù ngày lễ thì lương của người lao động được tính như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp nội dung cụ thể về vấn đề này:
Cơ sở pháp lý:
-Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn
1. Tiền lương là gì?
Tiền lương trên thực tế được hiểu rất sơ khai là sự trả công hoặc thu nhập của cá nhân bỏ ra sức lao động của minh còn được gọi là người lao động mà mà việc trả công này có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định việc chi trả này bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo
Số tiền thù lao mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo định kỳ, thường là trả theo tháng và được người sử dụng lao động ấn định vào một ngày nào đó trong tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người sử dụng lao động lao động trả công cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà người lao động đã đóng góp cho họ. Mức tiền lương của người lao động sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Ngoài ra thì mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu thuê lao động của từng người sử dụng lao động. Nếu nhu cầu về lao động cao thì tiền lương sẽ có xu hướng tăng. Ngược lại, tiền lương sẽ có xu hướng giảm ở nơi thừa lao động. Tiền lương của người lao động tại một số quốc gia cũng chêch lệch nếu giới tính, chủng tộc của họ khác nhau.
Tiền lương của người lao động ở Pháp thì quy định sự trả công được hiểu là tiền lương hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác, được trả trực tiếp hay gián tiếp cho người lao động bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động.
Tiền lương của người lao động ở Đài Loan thì tiền lương được biết đến là mọi khoản thù lao mà người công nhân nhận được do làm việc, bất luận là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác mà người sử dụng lao động dùng để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng và theo sản phẩm
Còn tiền lương của người lao động ở Việt Nam, hiện nay có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của người lao động từ công việc: Tiền lương, phụ cấp và phúc lợi. Tại Điều 90 của
Tiền lương được biết đến dưới góc độ pháp lý là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Quy định về ngày nghỉ lễ, tết:
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày lễ, tết, như: tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); tết Âm lịch: 05 ngày; ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Đối vớ lao động nước ngoài thì pháp luật lao động cũng quy định lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Hằng năm, vào những ngày lễ tết thì căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ đối với ngày tết Âm lịch và Quốc khánh.
3. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc ngày lễ tết
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật này quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định thì người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Tiền lương làm việc ngày nghỉ bù ngày lễ tính như thế nào?
Theo Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được tính như sau:
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong
– Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Như vậy, theo quy định của bộ luật lao động thì người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Nếu trong trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động còn đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định.