An sinh xã hội là mục tiêu quan trọng nhất trong mỗi quốc gia. Để thực hiện được vấn đề này thì chính sách bảo hiểm xã hội cũng cần phải được thực hiện hiệu quả, cụ thể là những khoản tiền trích ra để thực hiện đóng bảo hiểm xã hội. Vậy tiền lương làm việc ban đêm có phải đóng BHXH không?
Mục lục bài viết
1. Tiền lương làm việc ban đêm có phải đóng BHXH không?
Có thể thấy, đất nước ta kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Đồng hành cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Những chính sách này đã góp phần quan trọng trong việc đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, hỗ trợ ổn định được xã hội, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, hoạt động này phải được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan ban ngành có liên quan, trong đó có đề cập đến các khoản tiền được trích ra để thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:
– Trong văn bản pháp luật này thì tính từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong
– Còn kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, bao gồm:
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
+ Bên cạnh đó, cũng tính thêm cả các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
+ Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến;
+ Tiền ăn giữa ca;
+ Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+ Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH;
Như vậy, người lao động tham gia làm việc với khung giờ ban đêm với mức lương được trả cố định, theo công việc đã được người sử dụng lao động bàn giao thì vẫn thuộc tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Còn trong trường hợp có phát sinh thêm phụ cấp ca đêm (không xác định được mức tiền cụ thể trong hợp đồng lao động, không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương) thì mức phụ cấp này không thuộc khoản phải trích nộp BHXH bắt buộc với người lao động.
2. Khung giờ làm việc nào được xác định là làm việc ban đêm?
Căn cứ theo Điều 105
– Thời giờ làm việc bình thường của người lao động sẽ không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Quy định này đảm bảo thời gian làm việc hợp lý, duy trì được sức khỏe, năng suất, hiệu quả làm việc;
– Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần; Hiện nay, Nhà nước luôn khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động;
– Theo quy định tại Điều 106
3. Quy định của pháp luật về cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm:
Khi tham gia làm việc vào ban đêm thì chế độ về tiền lương của người lao động cũng có sự điều chỉnh nhất định. Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 thì tiền lương làm việc vào ban đêm quy định với các nội dung sau đây:
– Trường hợp người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm sẽ được chi trả tiền lương với mức ít nhất bằng 150% vào ngày thường; Còn khi tham gia làm việc vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Đặc biệt, những ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày;
– Đối với việc người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường;
– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 của Bộ luật Lao động thì, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Với quy định trên thì khi người lao động làm việc vào ban đêm sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày bình thường. Còn với trường hơp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm ngoài việc trả lương theo quy định về làm thêm giờ bình thường và trả thêm 30% tiền lương theo công việc ngày bình thường thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. Việc quy định chi trả mức lương nêu trên đã phần nào đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, tạo được động lực cho cá nhân này khi tham gia làm việc.
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | x | Số giờ làm việc vào ban đêm |
Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.
THAM KHẢO THÊM: