Hợp đồng được coi là sự thỏa thuận của các bên, bao gồm nhiều khía cạnh và nhiều nội dung khác nhau, trong đó có tiến độ hợp đồng và thời gian thực hiện. Vậy tiến độ thực hiện hợp đồng có phải là thời gian thực hiện hợp đồng hay không?
Mục lục bài viết
1. Tiến độ hợp đồng có phải là thời gian thực hiện hợp đồng không?
Trước hết, về thời gian thực hiện hợp đồng, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về tiến độ thực hiện hợp đồng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), có quy định như sau:
– Bên nhận thầu sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng, sau đó trình lên bên giao thông chấp thuận để làm căn cứ thực hiện dự án;
– Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành dự án, bàn giao các công việc trên thực tế, bàn giao các sản phẩm chủ yếu.
Về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng, có quy định về vấn đề điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng. Cụ thể như sau:
– Việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng);
– Khi thực hiện hoạt động điều chỉnh tiến độ hợp đồng xây dựng, bên giao thầu và bên nhận thầu sẽ phải có trách nhiệm và có nghĩa vụ thực hiện hoạt động đánh giá tác động của các sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng, từ đó xác định và quyết định điều chỉnh tiến độ hợp đồng xây dựng sao cho phù hợp;
– Trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải thực hiện các công việc như sau:
+ Bên giao thầu và bên nhận thầu cần phải căn cứ vào yêu cầu tạm dừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để từ đó thực hiện các hoạt động đánh giá tác động đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng, làm cơ sở xác định và thỏa thuận việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng;
+ Trong trường hợp phát sinh chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng, bên giao thầu và bên nhận thầu sẽ phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng, căn cứ vào hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các sự kiện dẫn đến hoạt động tạm dừng thực hiện dự án hợp đồng xây dựng, từ đó làm cơ sở xác định và thỏa thuận về các mục, các khoản chi phí phát sinh sao cho hợp lý.
Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Tiến độ hợp đồng có phải là thời gian thực hiện hợp đồng hay không? Hiện nay, việc quản lý hợp đồng xây dựng đang được thực hiện theo Văn bản hợp nhất luật xây dựng năm 2020 và các nghị định hướng dẫn chi tiết về hợp đồng xây dựng. Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng sẽ được tính kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực kéo dài cho đến khi các bên đã hoàn thành xong các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký kết ban đầu. Khi thực hiện hoạt động điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng không làm kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng, thì chủ đầu tư và các nhà thầu cần phải thỏa thuận và thống nhất việc điều chỉnh sao cho phù hợp. Trong trường hợp điều chỉnh tiến độ hợp đồng xây dựng làm kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng thì các chủ đầu tư sẽ cần phải báo cáo với người có thẩm quyền để xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, tiến độ hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Tiến độ hợp đồng không được coi là thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng.
2. Các trường hợp nào có thể gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 phần 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng, Có quy định về các trường hợp có thể thực hiện hoạt động gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thi công công trình xây dựng. Cụ thể như sau:
– Chủ đầu tư không trao cho các nhà thầu quyền tiếp cận, quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công trường theo thời gian quy định;
– Chủ đầu tư có hành vi chậm trễ không có lý do chính đáng trong việc cấp biên bản nghiệm thu đối với công trình xây dựng;
– Nhà thầu tuân thủ các hướng dẫn của chủ đầu tư khi các hướng dẫn của chủ đầu tư đúng với quy định của pháp luật, mới phát sinh, không nằm trong thỏa thuận đã có trước đó.
Bên cạnh đó, các nhà thầu sẽ được phép khiếu nại và xử lý các tranh chấp gia hạn thời gian hoàn thành nếu có một trong những lý do cơ bản sau:
– Có sự thay đổi về phạm vi công việc, thay đổi về thiết kế, thay đổi về biện pháp thi công công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư, từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;
– Do ảnh hưởng của các sự kiện bất khả kháng;
– Sự chậm trễ và trở ngại trên công trường do các chủ đầu tư, nhân lực của chủ đầu tư hay các nhà đầu tư khác của chủ đầu tư tự gây ra như việc bàn giao mặt bằng không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không phải xuất phát từ lỗi của các nhà thầu gây ra;
– Do chủ đầu tư không thanh toán hoặc chậm thanh toán vốn theo quy định của hợp đồng.
3. Bản tiến độ thực hiện hợp đồng thi công xây dựng phải bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 phần 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng, Có quy định về việc bản tiến độ thực hiện hợp đồng thi công công trình xây dựng phải có những nội dung sau:
– Trình tự thực hiện công việc của các nhà thầu vậy thời gian thi công cho mỗi giai đoạn chính của công trình;
– Quá trình kiểm tra, thời gian kiểm tra và kiểm định công trình;
– Báo cáo tiến độ nhà thầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2020 hợp nhất Luật Xây dựng;
– Thông tư 02/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng;
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
– Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.