Cho đến giai đoạn hiện nay, nhiều bộ, ngành và phần lớn các địa phương vẫn chưa thể triển khai hoạt động lập quy hoạch do nhiệm vụ lập quy hoạch chưa được phê duyệt hoặc chưa được thẩm định. Vậy, tích hợp quy hoạch là gì? Mục tiêu của tích hợp quy hoạch ra sao?
Mục lục bài viết
1. Tích hợp quy hoạch là gì?
Tích hợp thông thường được hiểu là việc kết nối, nhất thể hóa các thành phần khác nhau nhằm tạo nên một hệ thống đồng bộ. Tích hợp có hai thuộc tính cơ bản là tính liên kết thể hiện ở sự tương thích giữa các bộ phận được tích hợp vào hệ thống và tính đồng bộ, thể hiện trong việc tạo nên một thực thể thống nhất và hoàn thiện.
Trong lĩnh vực quản lý phát triển, tích hợp có thể hiểu là yêu cầu xem xét đồng thời và tổng hợp các loại hình quy hoạch hoặc vấn đề liên ngành ở các cấp độ khác nhau trên cùng không gian lãnh thổ nhằm lựa chọn giải pháp thực thi, giải quyết thấu đáo mối quan hệ qua lại về lợi ích giữa các ngành, các cấp.
Luật Quy hoạch năm 2017 đưa ra khái niệm về quy hoạch như sau: “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định”.
Khái niệm này cũng đã góp phần quan trọng và làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về quy hoạch vật thể và quy hoạch phi vật thể trước đây, đưa sắp xếp, phân bố không gian thành nhiệm vụ và nội dung chính của quy hoạch, điều mà quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội trước đây chưa thực sự quan tâm. Như vậy, nội dung quy hoạch đã được thay đổi về cơ bản.
Sự thay đổi về nội dung tất yếu dẫn đến sự thay đổi về phương pháp lập quy hoạch. Một khái niệm mới lần đầu tiên được đưa vào Luật Quy hoạch năm 2017 đó là tích hợp quy hoạch.
Theo khoản 10, Điều 3, Luật Quy hoạch năm 2017, thì đưa ra định nghĩa sau đây: “Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững”. Khái niệm này cho thấy, tích hợp quy hoạch thực chất chính là một phương pháp tư duy mới trong lập quy hoạch, chứ không phải đơn thuần chỉ là một “quy trình” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Như vậy, tích hợp quy hoạch có thể hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của quy hoạch, nhằm tạo nên một bản quy hoạch hoàn thiện, thống nhất giữa các nội dung liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, khắc phục được sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch khi lập riêng lẻ. Nhờ đó, quy hoạch đảm bảo được mục tiêu phát triển cân đối, hiệu quả, bền vững giữa các ngành, vùng lãnh thổ và toàn quốc gia.
Tích hợp quy hoạch đảm bảo sự thống nhất nội tại của quy hoạch và sự tương thích của các nội dung thành phần được tích hợp vào quy hoạch chứ không phải là phép cộng đơn giản các thành phần quy hoạch hay sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau trong bản quy hoạch.
2. Tích hợp quy hoạch tiếng Anh là gì?
Tích hợp quy hoạch tiếng Anh là: zoning integrated.
3. Ưu điểm của tích hợp quy hoạch:
Một số các ưu điểm cơ bản của tích hợp quy hoạch đó là:
Việc tích hợp quy hoạch được hình thành với mục đích cơ bản đó chính là làm cho quy hoạch thực sự trở thành một công cụ pháp lý quan trọng và hiệu quả để từ đó Nhà nước ta có thể hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển; tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa các nguồn lực trong các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.
Ưu điểm của của tích hợp quy hoạch đó chính là giúp có thể loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn của các quy hoạch gây trở ngại cho đầu tư phát triển. Xây dựng kịch bản phát triển trên cơ sở ý tưởng và phương án tổng thể, bố trí hợp lý không gian phát triển nhằm giải quyết xung đột về không gian phát triển của các ngành, lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ được quy hoạch.
Một ưu điểm nữa đó là tạo cơ sở để cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tạo động lực để nhằm mục đích từ đó hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó một ưu điểm rất quan trọng của tích hợp quy hoạch đó là tạo dựng cơ sở thống nhất và tin cậy để xây dựng các kế hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn; lập quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có liên quan, nhằm khai thác tối ưu tiềm năng,lợi thế của quốc gia, của vùng và của từng địa phương để phát triển một cách bền vững.
Ngoài ra, tích hợp quy hoạch sẽ góp phần tối ưu hóa và bảo đảm tính khả thi, bền vững trong quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn lực, bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng và địa phương; nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế.
4. Quan điểm tích hợp quy hoạch:
Khi thực hiện tích hợp quy hoạch, các quan điểm sau đây cần được lưu ý:
Việc tích hợp quy hoạch phải bảo đảm quy hoạch được lập phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tỉnh liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
Việc tích hợp quy hoạch phải đảm bảo phù hợp với khả năng huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực bên trong và bên ngoài phạm vi lãnh thổ lập quy hoạch trên tất cả các lĩnh vực, các tiểu vùng, bảo đảm phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân.
Việc tích hợp quy hoạch phải bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việc tích hợp quy hoạch được thực hiện trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển, tiềm năng, lợi thế, đảm bảo tính khả thi, tính tổng thể và đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực trên địa bàn lãnh thổ; bảo đảm sự thống nhất, ổn định, hiệu quả, dài hạn của các chủ trương, chính sách của quốc gia và của địa phương.
Việc tích hợp quy hoạch phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, và trách nhiệm giải trình của các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch; huy động tối đa sức lực, trí tuệ của cả hệ thống chính trị, trong đó bảo đảm quyền tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch.
Việc tích hợp quy hoạch phải bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế – xã hội, ô nhiễm môi trường gây ra đối với sinh kế của cộng đồng, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em. Quá trình lập quy hoạch sẽ cần phải được kết hợp với các chính sách thúc đẩy phát triển và bảo đảm sinh kế bền vững của người dân trong khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó thì việc tích hợp quy hoạch cũng cần phải bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
5. Mục tiêu của tích hợp quy hoạch:
Một số các mục tiêu của tích hợp quy hoạch đó là:
Mục tiêu của tích hợp quy hoạch là làm cho quy hoạch thực sự trở thành một công cụ pháp lý quan trọng và hiệu quả để Nhà nước hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển; tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa các nguồn lực trong các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của tích hợp quy hoạch là loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn của các quy hoạch gây trở ngại cho đầu tư phát triển. Xây dựng kịch bản phát triển trên cơ sở ý tưởng và phương án tổng thể, bố trí hợp lý không gian phát triển nhằm giải quyết xung đột về không gian phát triển của các ngành, lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ được quy hoạch.
Mục tiêu của tích hợp quy hoạch là tạo cơ sở để cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tạo động lực để hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của tích hợp quy hoạch là tạo dựng cơ sở thống nhất và tin cậy để xây dựng các kế hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn; lập quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành có liên quan, nhằm khai thác tối ưu tiềm năng,lợi thế của quốc gia, của vùng và của từng địa phương để phát triển một cách bền vững.
Mục tiêu của tích hợp quy hoạch là tối ưu hóa và bảo đảm tính khả thi, bền vững trong quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn lực, bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng và địa phương; nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế.
6. Các nguyên tắc tích hợp quy hoạch:
Các nguyên tắc tích hợp quy hoạch cụ thể đó là:
Việc tích hợp quy hoạch ngoài các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 Luật Quy hoạch năm 2017, tích hợp quy hoạch cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc tiếp cận tổng hợp: Tích hợp quy hoạch đòi hỏi phải áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện, đa chiều, đa lĩnh vực, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc lập quy hoạch.
Nguyên tắc tương thích: Phạm vi nghiên cứu và nội dung của các hợp phần quy hoạch hoặc các “nội dung đề xuất” được tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng, hoặc quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh phải tương thích với phạm vi và nội dung chính của quy hoạch cần lập.
Nguyên tắc phối hợp: Tích hợp quy hoạch đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức tham gia lập quy hoạch. Do đó, phải xây dựng được kế hoạch lập quy hoạch chuẩn xác và khả thi.
Nội dung của Kế hoạch lập quy hoạch cần quy định chi tiết về từng nhiệm vụ, cơ quan chủ trì thực hiện, yêu cầu về tiến độ thực hiện và sản phẩm đầu ra đối với các nhiệm vụ lập quy hoạch được phân công cho cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan lập hợp phần quy hoạch (đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng) hoặc đề xuất nội dung tích hợp vào quy hoạch (đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh) để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và tính khả thi của kế hoạch./.