Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa nhỏ thuộc thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm ở hướng Nam,quay mặt ra dòng sông Đáy hiền hòa. Để tìm hiểu rõ hơn về ngôi chùa đặc biệt này, mời các bạn tham khảo bài viết Thuyết minh về chùa Bà Đanh (Hà Nam) chọn lọc siêu hay dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về chùa Bà Đanh (Hà Nam) chọn lọc siêu hay:
Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những yếu tố làm nên bề dày, sự phong phú ấy của văn hóa Việt Nam chính là những tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời và tiếp tục phát triển đến ngày nay. Thể hiện dưới hình thức tín ngưỡng thờ thần.
Để hiểu rõ hơn, ta đi tìm hiểu về một ngôi chùa khá nổi tiếng đó là chùa Bà Đanh.
Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa nhỏ thuộc thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm ở hướng Nam, quay mặt ra dòng sông Đáy hiền hòa. Chùa Bà Đanh là một địa danh nổi tiếng mà khi nhắc đến tên hầu hết mọi người đều cảm thấy quen thuộc. Tuy nhiên, ngôi chùa này không phải nổi tiếng vì có đông đúc khách thập phương đến dâng hương, lễ chùa mà nổi tiếng bởi giai thoại: “Vắng như chùa Bà Đanh”
Hình ảnh vắng vẻ, trống vắng những người đến dâng hương tại chùa Bà Đanh đã trở thành một điển tích mà khi muốn nhấn mạnh đến sự vắng vẻ người ta hay dùng để so sánh. Có câu thơ nói về sự hoang vắng của nơi đây như:
“Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng khách như chùa Bà Đanh”
Hay trong bài “Tụng Tây hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này như:
“Dấu bố cái rệt in nền phủ
Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùa”
Chùa Ba Đanh hay còn có tên tự khác là chùa Bảo Sơn, đây là một ngôi chùa được đánh giá là cổ kính bậc nhất của tỉnh Hà Nam. Một ngôi chùa đẹp, lại có phong thủy hữu tình như vậy, nhưng vì sao vẫn bị gắn với giai thoại “Vắng như chùa Bà Đanh”. Bàn về vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, trước đây chùa Bà Đanh có tên gọi là chùa Bà Banh vì trong ngôi chùa có thờ một bức tượng người đàn bà đang ngồi banh chân.
Trước đây vốn đông đúc khách thập phương đến tế lễ nhưng do chiến tranh, người dân nơi đây di cư đến nơi khác, vì thế ngôi chùa này trở nên hoang vắng, hiu quạnh. Do lưu truyền nhiều đời, người ta đọc chệch âm Banh thành Đanh. Vì vậy mới có tên chùa Bà Đanh ngày nay.
Trả lời câu hỏi tại sao lại có câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”, sư thầy Thích Đàm Đam lại có một sự lí giải, giải thích khác. Đó là: “Từ trước tới nay dân làng Đanh đều truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, ai trái ý hoặc phỉ báng sẽ bị trừng trị. Vì thế khách thập phương không dám đến.
Lại cũng có ý kiến cho rằng chùa Bà Đanh nằm ở một vị trí không đẹp, vắng vẻ người qua lại, không tiện đường giao thông. Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa- Thể Thao- Du lịch cấp bằng di tích lịch sử quốc gia.
Theo tương truyền, chùa Bà Đanh vốn là một ngôi đền nhỏ thờ Tứ pháp là Pháp vân, pháp lôi, pháp điện, pháp vũ (Là thần mây, thần sấm, thần sét và thần mưa). Đây là một tín ngưỡng thờ phật khá tiêu biểu ở những nước nông nghiệp.
Đến thời vua Lê Huy Tông (1675-1750), ngôi chùa được sửa sang, tu bổ to và đẹp hơn.
Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc Việt Nam trên điện thờ rất phong phú gồm nhiều tượng Phật và tượng Bồ Tát. Đây là nét tiêu biểu chung cho các chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như: Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ của tín ngưỡng dân gian.
Đến thăm chùa Ba Đanh, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông núi hữu tình, cảnh vật thơ mộng mà còn được trải nghiệm một cảm giác linh thiêng nơi đây. Trong chùa Bà Đanh có thờ một pho tượng Bà Đanh ngồi thiền trên ngai được sơn màu đen bóng, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Sự hài hòa giữa pho tượng và chiếc ngai đã tạo nên nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa này.
Cũng như kiến trúc của bao ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh có điện tam bảo, đền thờ mẫu, nhà tổ, nhà trung đường… Ngày nay, do đường xá đã được tu sửa, những người khách thập phương đã đến đây đông hơn, không còn vắng vẻ như trước nữa.
Ngày nay, khi đã được Bộ văn hóa và du lịch cấp bằng di tích quốc gia cùng với hệ thống đường xá được tu sửa thuận lợi cho việc đi lại, chùa Bà Đanh đã đông đúc khách du lịch đến thăm và hương cúng bái.
2. Thuyết minh về chùa Bà Đanh (Hà Nam) chọn lọc ấn tượng:
Miền Bắc Việt Nam ta có câu tục ngữ “vắng như chùa Bà Đanh” để ám chỉ một nơi hẻo lánh ít người lui tới hay một cuộc vui chơi nào đó, mà có rất ít người tham dự…
Có người cẩn thận tìm xem “Chùa Bà Đanh” thuộc địa phương nào mà ít người lui tới? Hóa ra, ngôi nhà ấy nằm sau trường Chu Văn An bây giờ, nay thuộc quận Tây Hồ. Ấy là theo tài liệu ghi chép trong sách cũ viết về Hà Nội, chứ bây giờ ngôi chùa không còn. Sách chép: “Sở dĩ chùa vắng, vì ban đầu từ thế kỉ XII, đây là chỗ trại giam tù binh Chiêm Thành, nên người ta ngại đi qua khu vực đó. Sau này chỗ đó dựng lên một ngôi chùa, song vì chùa nhỏ, lại khuất nẻo, nên cũng ít người lễ bái”. Cách giải thích này có vẻ thiếu sức thuyết phục. Sự sùng bái tín ngưỡng của người xưa đâu có kém bây giờ; một ngôi chùa dù nhỏ, nằm ngay ven phía Bắc thành Hà Nội, lẽ nào lại rơi vào cảnh vắng vẻ đến trở thành điển hình trong câu tục ngữ nói trên? Nhất là, khi có người hỏi: “Vậy còn tên Bà Đanh xuất xứ từ đâu?” Thì hình như không một nhà nghiên cứu nào đưa ra được câu trả lời thỏa đáng.
Nỗi băn khoăn về một ngôi chùa có tên gắn với câu tục ngữ quen thuộc mà không lý giải được căn do, hình như cứ tạm nằm yên trong tâm trí nhiều người. Cho đến một ngày cuối xuân 1995, trong chuyến “điền dã” của Hội Văn Nghệ dân gian Hà Nội về huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam qua khảo sát thực địa, câu kia mới có lời đáp.
Mục đích chuyến đi ấy, chúng tôi lại chỉ nhằm tìm hiểu về danh thắng “Ngũ động thi sơn” nơi có ngọn núi nổi tiếng, có đến năm hang động trong lòng núi, mỗi hang chứa sức cả ngàn người. Tương truyền, đây là chỗ giấu quân lý tưởng của Lý Thường Kiệt, một danh tướng của triều Lý từ thời phạt Tống. Hiện nay, tại chân núi phía bờ sông, còn đền thờ vị danh tướng này, đền tuy nhỏ nhưng lại uy nghi, thơ mộng… Điều thú vị lần ấy, do tìm hiểu qua nhân dân địa phương, chúng tôi phát hiện tại một làng nhỏ bên kia sông có một ngôi chùa không lớn lắm song rất đẹp. Muốn đến chùa, khách phải xuống đò đi xuôi xuống chừng nửa cây số, chếch với đền thờ Lý Thường Kiệt. Ngôi chùa được dựng lên từ thời Lý (thế kỉ thứ 11) do một người đàn bà giàu có trong làng cung tiến. Làng có tên là Đinh Xá, tên nôm gọi là làng Đanh; vì vậy ngôi chùa được gọi là “chùa Bà Đanh”. Khuôn viên của chùa tuy khiêm tốn, nhưng nội tự rất khang trang. Đặc biệt, khác với tất cả các ngôi chùa toàn miền Bắc thường có chỉ cửa “Tam quan” (ba cửa) riêng chùa Bà Đanh lại có cửa “Ngũ quan” (năm cửa). Còn sở dĩ “chùa vắng” vì đây cũng là vùng bán sơn địa, không phải nơi buôn bán sầm uất, chùa lại nằm cách con sông, muốn sang phải lụy đò, bởi thế nên ít người lui tới. Từ cảnh huống đó, mới nảy sinh câu tục ngữ “vắng như chùa Bà Đanh” mà dân địa phương khẳng định, đó là nơi xuất xứ.
3. Thuyết minh về chùa Bà Đanh (Hà Nam) chọn lọc xuất sắc:
Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa nhỏ thuộc thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm ở hướng Nam, quay mặt ra dòng sông Đáy hiền hòa. Chùa Bà Đanh là một địa danh nổi tiếng mà khi nhắc đến tên hầu hết mọi người đều cảm thấy quen thuộc bởi câu ca dao thể hiện hình ảnh vắng vẻ, trống vắng “Vắng như chùa Bà Đanh”
Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), đến thời Lê Huy Tông (1675 – 1750), nơi đây được xây dựng thành chùa to đẹp.
Chùa Bà Đanh là một trong những ngôi chùa cổ kính và có phong cảnh đẹp nhất của tỉnh Hà Nam. Bước chân vào chùa, du khách như được lạc vào một thế giới khác, yên bình, thanh tịnh, tạm quên đi những lo toan của cuộc sống thường nhật… Theo lời kể của các cụ trong làng Đanh Xá, sự vắng vẻ, tĩnh lặng này của chùa một phần là do trước đây chùa nằm ở xa khu dân cư, ba mặt là sông, chỉ có lối vào là đường rừng rậm nhưng lại có nhiều thú dữ. Cách duy nhất an toàn để vào chùa là chèo thuyền qua sông Đáy, nhưng vì bất tiện nên người đến chùa rất thưa thớt. Ngày nay, đường đi đã thuận lợi hơn nhiều nên khách tham quan đã không còn vắng vẻ như xưa.
Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia vào ngày 20/7/1994. Năm 2009, chùa Bà Đanh – núi Ngọc được công nhận là điểm du lịch. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ tiền thần hậu Phật, kết hợp dung hòa giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian. Thờ Bà Đanh là vị thần mưa, Duệ hiệu là Pháp Vũ nhuận hòa phong trong hệ thần Tứ pháp cầu mong mưa thuận gió hòa, phong đăng hỏa cốc.
Quần thể kiến trúc chùa Bà Đanh hiện nay về cơ bản được xây dựng vào thế kỷ XIX. Chùa quay mặt hướng nam ra sông Đáy, phía ngoài cùng giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan chùa. Tam quan có ba gian và hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái được lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can và những chấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông. Ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Phía ngoài cửa hai bên là hai cột đồng trụ được xây dựng nhô hẳn ra. Trên nóc Tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Hai bên cổng chính là 2 chiếc cổng nhỏ có 8 mái. Cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt.
Ngày thường khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa phụ, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở. Chùa bao gồm 40 gian được xây dựng liền kề với nhau. Qua cổng tam quan là khu vườn hoa, sân lát gạch, hai dãy hành lang hai bên. Nhà bái đường gồm 5 gian, nhà trung đường cũng gồm 5 gian. Nhà thượng điện có 3 gian, hai bên xây tường bao, phía trước là hệ thống cửa gỗ lim. Nằm ở phía tây khu chùa là khu nhà ngang gồm 5 gian, trong đó có 3 gian làm nơi thờ các vị sư tổ đã trụ trì ở đây. Phía đông chùa là phủ thờ Mẫu nằm sát với dãy trung đường.
Điểm nhấn của kiến trúc chùa Bà Đanh tập trung ở toà Bái đường. Đây là lớp kiến trúc mang đậm tính cổ truyền dân tộc, được thể hiện ở sáu bộ vì rất đặc sắc và độc đáo. Trên tất cả các vì kèo đều chạm khắc cả hai mặt, riêng 2 vì kèo đầu hồi chạm khắc một mặt, một mặt áp tường. Các đề tài chạm khắc trên các vì kèo không có hình bóng con người mà chủ yếu là động thực vật kết hợp với nhau thành những đề tài, những mẫu hình khá hoàn chỉnh. Ngoài rồng được sáng tạo trên cơ sở tưởng tượng, còn các động thực vật thể hiện ở đây đều lấy từ cuộc sống đưa vào trong nghệ thuật. Đây chính là sự hoà nhập của đất trời, của thiên nhiên và cuộc sống.
Đặc biệt, trong hậu cung của chùa có ngai thờ và tượng Đức Bà. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, không mang dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.
Hàng năm, nhân dân làng Đanh xá tổ chức lễ hội chùa Bà Đanh, diễn ra vào tháng 2 âm lịch để tri ân Đức Thánh Bà Pháp Vũ và cảm tạ ân đức các vị thần phật đã phù trợ, cầu mong một năm bình an, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Lễ hội chùa Bà Đanh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 2 năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: