Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, khái niệm "thuế suất biên" đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tài chính của các cá nhân và doanh nghiệp. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thuế suất biên và đặc trưng của thuế suất biên?
Mục lục bài viết
1. Thuế suất biên là gì? Đặc trưng và ví dụ về thuế suất biên?
1.1. Khái niệm thuế suất biên:
Thuế suất biên trong tiếng Anh có nghĩa là Marginal Tax Rate. Thuế suất biên hay thuế suất cận biên là tỷ lệ thuế phát sinh trên một đô la thu nhập tăng thêm. Nói cách khác, thuế suất biên là tỉ lệ phần trăm tính trên đồng đô la tiếp theo của thu nhập chịu thuế phải nộp. Điều này có nghĩa là khi thu nhập của bạn tăng lên, số tiền thuế bạn phải trả cho phần thu nhập tăng thêm đó sẽ được tính theo thuế suất biên.
1.2. Đặc trưng của thuế suất biên:
– Theo thuế suất biên, người nộp thuế thường được phân vào nhóm các khung thuế hoặc phạm vi thuế. Khung thuế hay phạm vi thuế này xác định tỉ lệ thuế hay mức thuế suất áp dụng cho thu nhập chịu thuế của người khai thuế. Các khung thuế này được thiết kế để phân chia thu nhập thành các mức khác nhau, mỗi mức sẽ có một thuế suất biên cụ thể, tạo ra một hệ thống thuế lũy tiến.
– Khi thu nhập tăng lên, phần thu nhập kiếm được sẽ bị đánh thuế ở mức cao hơn so với phần thu nhập đầu tiên kiếm được. Nói cách khác, đồng đô la đầu tiên kiếm được sẽ bị đánh thuế ở mức thuế suất thấp nhất, đồng đô la cuối cùng kiếm được sẽ bị đánh thuế theo tỉ lệ của khung cao nhất và phần thu nhập ở giữa được đánh thuế ở tỉ lệ thuế mà mức thu nhập chịu thuế của nó rơi vào. Điều này có nghĩa là hệ thống thuế suất biên không áp dụng một mức thuế duy nhất cho toàn bộ thu nhập mà thay vào đó áp dụng các mức thuế khác nhau tùy theo khung thu nhập.
– Hệ thống thuế suất biên giúp tạo ra một cơ cấu thuế công bằng hơn, ở đó những người có thu nhập cao hơn sẽ đóng góp một phần lớn hơn cho ngân sách nhà nước so với những người có thu nhập thấp hơn. Điều này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng thuế cho người có thu nhập thấp mà còn giúp tăng cường nguồn thu cho các chương trình công cộng và dịch vụ xã hội.
1.3. Ví dụ về thuế suất biên:
Các bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ và mức thu nhập cho từng đối tượng khai thuế trong năm 2019: độc thân, kết hôn khai thuế chung và chủ hộ gia đình.
Tỉ lệ | Dành cho người độc thân có thu nhập chịu thuế trên mức | Dành cho đối tượng kết hôn khai thuế chung có thu nhập chịu thuế trên mức | Dành cho chủ hộ có thu nhập chịu thuế trên mức |
10% | $ 0 | $ 0 | $ 0 |
12% | $ 9.700 | $ 19.400 | $ 13.850 |
22% | $ 39.475 | $ 78.950 | $ 52.850 |
24% | $ 84.200 | $ 168.400 | $ 84.200 |
32% | $ 160.725 | $ 321.450 | $ 160.000 |
35% | $ 204.100 | $ 408.200 | $ 204.100 |
37% | $ 510.300 | $ 612.350 | $ 510.300 |
Nếu một cá nhân nộp thuế kiếm được 150.000 đô la thu nhập, số thuế mà người đó phải trả được xác định như sau:
Khung 10%: (9.700 – 0) x 10% = 970 đô la
Khung 12%: (39.475 – 9.700) x 12% = 3.573 đô la
Khung 22%: (84.200 – 39.475) x 22% = 9.839,5 đô la
Khung 24%: (150.000 – 84.200) x 24% = 15.792 đô la
Khung 32%: Không áp dụng
Khung 35%: Không áp dụng
Khung 37%: Không áp dụng
Như vậy, nếu cộng các khoản trên lại, toàn bộ nghĩa vụ thuế đối với cá nhân này sẽ là 30.174,5 đô la còn thuế suất hiệu quả là 20,1% (30.174,5 / 150.000).
2. Hướng dẫn cách xác định thuế suất biên:
– Thuế suất biên được xác định bằng công thức sau: Thuế suất biên = ΔThu nhập phải trả / ΔThu nhập chịu thuế
– Việt Nam cũng là một trong những quốc gia áp dụng phương pháp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần trong thuế thu nhập cá nhân. Biểu thuế lũy tiến từng phần này được thiết kế để đảm bảo tính công bằng trong việc phân bổ gánh nặng thuế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người có thu nhập thấp và tăng cường thu ngân sách từ những người có thu nhập cao.
– Biểu thuế lũy tiến từng phần của Việt Nam bao gồm nhiều khung thuế khác nhau, mỗi khung thuế áp dụng một mức thuế suất khác nhau tùy theo mức thu nhập chịu thuế. Các khung thuế này được quy định cụ thể và thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và mức sống của người dân.
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Ví dụ: Cùng một biểu thuế như trên, cá nhân có thu nhập 27 triệu đồng/tháng và cá nhân có thu nhập 7 triệu đồng/tháng sẽ có mức nộp thuế khác nhau (chưa tính các khoản giảm trừ gia cảnh và các khoản giảm trừ khác), cụ thể:
Đơn vị: VNĐ
Bậc thuế | Thu nhập 27 triệu đồng/tháng | Thu nhập 70 triệu đồng/tháng |
1 | 250.000 | 250.000 |
2 | 500.000 | 500.000 |
3 | 1.200.000 | 1.200.000 |
4 | 1.800.000 | 2.800.000 |
5 | 5.000.000 | |
6 | 5.400.000 | |
Tổng số thuế phải nhập | 3.750.000 | 15.150.000 |
Thuế suất biên có nhiều ứng dụng trong việc xác định mức thuế tại các quốc gia, thường được áp dụng trong việc xác định biểu thuế lũy tiến trong thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Nhiều người cho rằng thuế suất biên thể hiện sự công bằng trong phương pháp tính thuế vì mức thuế phải nộp phụ thuộc vào mức thu nhập của người nộp thuế. Điều này có nghĩa là những người có thu nhập cao sẽ phải nộp mức thuế cao hơn.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lại đưa ra giả thuyết rằng thuế suất biên có thể làm giảm động lực kiếm tiền của một nhóm cá nhân vì họ cảm thấy bị áp đặt mức thuế cao hơn, dẫn đến giảm nhu cầu và động cơ để tăng thu nhập. Đây là cơ sở của lý thuyết đường cong Laffer, cho rằng thu nhập chịu thuế tính trên toàn bộ dân số có thể giảm do tác động của thuế suất biên, khiến doanh thu thuế ròng của Chính phủ giảm.
3. So sánh thuế suất và thuế suất biên:
Tiêu chí | Thuế suất | Thuế suất biên |
Khái niệm | Thuế suất là tỷ lệ phần trăm mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế. Mức thuế suất sẽ được áp dụng khác nhau tùy thuộc vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan. | Thuế suất biên hay thuế suất cận biên (Marginal Tax Rate) là một thuật ngữ trong kinh tế chỉ tỷ lệ thuế phát sinh trên một đô la thu nhập tăng thêm. |
Đặc trưng/ Phân loại | Mỗi loại thuế có các quy định về thuế suất khác nhau, vì vậy các loại thuế suất tương ứng cũng sẽ khác nhau. Hiện nay, tại Việt Nam, có 6 loại thuế suất phổ biến, bao gồm: – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; – Thuế suất thuế giá trị gia tăng; – Thuế suất thuế bảo vệ môi trường; – Thuế suất thuế thu nhập cá nhân; – Thuế suất thuế xuất nhập khẩu; – Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. | – Theo thuế suất biên, người nộp thuế thường được phân vào nhóm các khung thuế hoặc phạm vi thuế khác nhau. Các khung thuế hay phạm vi thuế này xác định cụ thể tỷ lệ thuế hay mức thuế suất áp dụng cho khoản thu nhập chịu thuế của người khai thuế. – Khi thu nhập chịu thuế tăng lên, phần thu nhập tăng lên đó sẽ bị đánh thuế ở mức cao hơn so với phần thu nhập đầu tiên kiếm được. Nói cách khác, đồng đô la đầu tiên kiếm được sẽ bị đánh thuế ở mức thuế suất thấp nhất, đồng đô la cuối cùng kiếm được sẽ bị đánh thuế theo tỉ lệ của khung cao nhất và phần thu nhập ở giữa được đánh thuế ở tỷ lệ thuế và mức thu nhập chịu thuế của nó rơi vào. |
THAM KHẢO THÊM: