Quy trình hạch toán hàng tồn kho, thuế đối với hàng tồn kho. Vậy khi hạch toán bán số NVL tồn kho thì giá vốn NVL này cán bộ thuế hạch tóan vào TK nào mà không làm thay đổi giá vốn?
Bất kể cá nhân, doanh nnghiệp đang sản xuất, kinh doanh hàng hóa thì trong quá trình hoạt động sẽ có ít nhiều các trường hợp nhập hàng hóa vào kho, xuất kho hoặc tồn kho tùy từng các cơ sở sản xuất kinh doanh thì công việc của các kế toán là làm thế nào để ghi chép và để đưa vào sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý hàng hóa. Vậy đối với các hàng tồn kho thì các kế toán sẽ làm gì? theo quy trình gì để hạch toán hàng tồn kho và thuế đối với hàng tồn kho là bao nhiều theo quy định của pháp luật. Thì trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ chỉ khái quát quy trình này theo quy định của pháp luật vì nó liên quan đến nghiệp vụ kế toán nên chúng tôi cỉ chỉ ra chứ không phân tích sâu hơn.
Mục lục bài viết
I. Hàng tồn kho bao gồm những loại nào?
Thông thường thì không có một khái niệm chính thức về hàng tồn kho theo quy định của pháp luật do đó, có thể hiểu về hàng tồn kho là một loại tài sản ngắn hạn vì nó thường được các cơ sở sản xuất kinh doanh bán đi trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường nhất định và là những mặt hàng mà các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh dự trữ để đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc bán ra sau này.
Tùy theo tính chất, đặc thù thì hàng tồn kho hiện nay bao gồm các dạng sau đây:
1. Nguyên vật liệu thô
Tùy vào ngành nghề của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh thì sẽ có các dạng hàng tồn kho khác nhau những về cơ bản thì sẽ cũng có những nguyên vật liệu thô chưa qua chế biến sẽ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa.
Ví dụ: Các công ty thu mua phế liệu là sắt, thép để tái chế sản xuất ra các máy móc, thiết bị về nông nghiệp hoặc ôtô; Các công ty sản xuất bánh mua gạo để làm nguyên liệu sản xuất bánh gạo Các công ty sản xuất nước hoa mua hoa để điều tiết tạo ra nước hoa.
2. Bán thành phẩm và thành phẩm
+ Theo cách hiểu thông thường thì bán thành phẩm là những sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh được phép dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa hoàn thành và các sản phẩm hoàn thành này chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
Ví dụ: Các công ty sản xuất và lắp ráp ôtô khi lắp ráp được một nửa thì được doanh nghiệp xử lý bán đi cho các công ty cùng ngành nghề, lĩnh vực; mua bột để làm bánh.
+ Còn thành phẩm là những sản phẩm đã được hoàn thành hoàn chỉnh sau quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất sẽ bao gồm các dạng hàng gửi đi gia công, hàng hóa đang vận chuyển trên đường khi các cơ sở sản xuất kinh doanh đang mua về hoặc các hàng hóa gửi để bán ra thị trường khi có đủ các điều kiện lưu thông theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Sau quá trình sản xuất thì sẽ ra các thành phẩm để phục vụ nhu cầu của con người như giày dép, quần áo, bánh kẹo, tivi, tủ lạnh, điện thoại, máy tính, điều hòa, xe đạp, xe máy, xe ôtô, máy bay, tàu hỏa, cốc, bình đựng nước, máy bơm nước, máy say sinh tố, nồi cơm điện, bàn ghế, máy giặt, khẩu trang y tế, phụ kiện điện tử, văn phòng phẩm… và các mặt hàng khác dùng để mua bán trao đổi trên thị trường theo quy luật cung cầu
II. Quy trình hạch toán hàng tồn kho, thuế đối với hàng tồn kho
Thông thường, thì công việc của kế toán thường làm trong việc quản lý hàng tồn kho thì việc đầu tiên là thu nhận các chứng từ có liên quan đến hàng hóa nhập kho có thể bao gồm các giấy tờ, tài liệu như là các hóa đơn giá trị gia tăng, bảng kê mua hàng trong các trường hợp không có hóa đơn, phiếu bảo hành hàng hóa nếu có, biên bản bàn giao,
Thông thường, các kế toán khi hạch toán hàng tồn kho theo một trong hai phương pháp bao gồm các phương pháp như sau:
+ Phương pháp kê khai thường xuyên.
Thông thường thì có thể hiểu thì phương pháp kê khai thường xuyên là một trong những phương pháp theo dõi thường xuyên, có hệ thống liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán, trên các
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ
Có thể hiểu phương pháp kiểm kê định kỳ là một trong những phương pháp mà các doanh nghiệp hay sử dụng để theo dõi hàng tồn kho không theo dõi liên tục, không phản ánh, theo dõi thường xuyên sự biến động tồn kho trên sổ sách kế toán mà chỉ phản ánh tồn đầu, tồn cuối mà không phản ảnh hàng xuất trong kỳ thông thường liên quan đến các tài khoản 611 mua hàng để phản ảnh tình hình hàng hóa mua vào.
III. Thuế đối với hàng tồn kho
Đối với một doanh thì một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất là đóng thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thông thường theo quy định của pháp luật thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm cả hợp tác xã và các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa có tổng doanh thu năm là tổng doanh thu bán hàng hóa của năm trước liền kề của doanh nghiệp trên kết quả sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Còn đối với các doanh nghiẹp có năm trước liền kề mà không đủ 12 tháng, thì tổng doanh thu năm sẽ làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20%. chia cho số tháng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm sau doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng thì trong năm đó doanh nghiệp thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế). Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20% theo quy định của pháp luật.
+ Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa kể cả hàng tồn kho của các cá nhân, tổ chức dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dụng ở Việt Nam trong đó cũng bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, trừ trường các hàng hóa đó thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Tùy từng doanh nghiệp lựa chọn nộp thuế giá trị giá tăng theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ thì sẽ có thuế suất khác nhau phụ thuộc vào từng loại hàng hóa mà các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh sẽ có mức tương ứng.
Khi các doanh nghiệp mua hàng tồn kho thì cũng sẽ phải nộp thêm các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Do đó, quy trình hạch toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng hết sức là quan trọng nhằm theo dõi quản lý, xử lý kịp thời giảm thiểu tổn thất cho các doanh nghiệp, tránh mất mát vì hàng tồn kho là một trong những tài sản rủi ro nhất của các doanh nghiệp nhằm bảo đảm hàng tồn kho dự trũ hợp lý không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có 1 thắc mắc nhờ luật sư vui lòng tư vấn giúp em nhé! Công ty em xin quyết toán để giải thể, khi tiến hành quyết toán thì cán bộ thuế phát hiện còn NVL tồn kho 100tr, thì cán bộ này đã tăng DT của cty em lên 5 triệu (giải quyết bán NVL tồn kho là 5tr); Cán bộ thuế tính số thuế truy thu: GTGT 10%*5triệu; TNDN: 20% *5triệu; chưa tính tiền nộp phạt. Vậy khi hạch toán bán số NVL tồn kho thì giá vốn NVL này cán bộ thuế hạch tóan vào TK nào mà không làm thay đổi giá vốn? Luật sư trả lời giúp em nhé!
Luật sư
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Việc truy thu thuế GTGT 10% của bạn sẽ tuân thủ theo quy định của Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính theo Thông tư 78/2014/TT-BTC:
“Điều 11. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
…
2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.”
Tiền nộp phạt chậm thuế thì theo hướng dẫn tại Thông tư 166/2013/TT-BTC.
Đối với trường hợp của bạn việc hạch toán bán số NVL tồn kho không làm thay đổi giá vốn NVL thì liên quan đến nghiệp vụ kế toán, bạn cần tham khảo một số văn bản hướng dẫn cách định khoản các nghiệp vụ kế toán để biết thêm.