Các giấy tờ, thủ tục hải quan luôn là những vướng mắc, trở ngại lớn trong quá trình tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu hàng hóa, hàng loạt các đơn từ, giấy chứng nhận, báo cáo khiến cho thủ tục hành chính trở nên phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu nhập khẩu là gì?
Báo cáo quyết toán nhập xuất tồn kho là văn bản thể hiện nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức nhập khẩu, thực hiện bởi cá nhân, tổ chức này để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quản lý tình hình sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, vật tư xuất khẩu.
Báo báo quyết toán nhập-xuất-tồn kho thể hiện tính tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức, là căn cứ để nhà nước quản lý, tiếp cận, xem xét, đánh giá, điều chỉnh cho phép lượng nguyên liệu nhập khẩu, vật tư xuất khẩu.
2. Mẫu báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu nhập khẩu:
Mẫu báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được ban hành tại Mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều tại
Tên tổ chức, cá nhân
Địa chỉ
Mã số thuế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NHẬP-XUẤT-TỒN KHO NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU LOẠI HÌNH…
Kỳ báo cáo: Từ ngày …… đến ngày ……
STT (1)
Mã nguyên liệu, vật tư (2)
Tên nguyên liệu, vật tư (3)
Đơn vị tính (4)
Lượng NL, VT tồn kho đầu kỳ (5)
Lượng NL, VT nhập trong kỳ (6)
Lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu xuất kho trong kỳ:
– Tái xuất (7)
– Chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu huỷ (8)
– Xuất kho để sản xuất (9)
– Xuất kho khác (10)
Lượng NL, VT nhập khẩu tồn kho cuối kỳ ((11)=(5)+(6)-(7)-(8) – (9) – (10))
Ghi chú (12)
(13) NGƯỜI LẬP
(ký, ghi rõ họ tên)
(14) NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ghi chú khác:
1. Bán thành phẩm được tạo ra từ nguyên liệu nhập khẩu chưa được thể hiện chi tiết tại biểu mẫu này, tổ chức, cá nhân theo dõi, lưu giữ và giải trình khi cơ quan hải quan kiểm tra tình hình sử dụng, báo cáo quyết toán hoặc khi tính thuế, tiêu thụ nội địa.
2. Các ghi chú khác (nếu có)
3. Hướng dẫn mẫu báo nhập xuất tồn nguyên liệu nhập khẩu chi tiết nhất:
1. Thông tin nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.
2. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập – xuất – tồn kho, quản lý sản xuất. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan. Trường hợp tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm thì phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã.
Cột (4): Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan.
Cột (5): Là lượng nguyên liệu, vật tư cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại;
Cột (6): Gồm lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm bán thành phẩm, thành phẩm để gắn với sản phẩm xuất khẩu thành sản phẩm đồng bộ) để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhập kho trong kỳ báo cáo; lượng nguyên liệu, vật tư nhận từ hợp đồng gia công khác chuyển sang; hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đang đi trên đường chưa nhập kho tại cuối kỳ báo cáo; nhập lại kho khi dư thừa trên dây chuyền sản xuất; nhập kho sau khi thuê gia công lại; lượng nguyên liệu, vật tư của DNCX không làm thủ tục hải quan.
Cột (7): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng phải xuất trả đối tác ở nước ngoài, xuất sang nước thứ 3 hoặc xuất vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công cùng hoặc khác đối tác nhận gia công.
Cột (8): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không được sử dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại cột số 12 và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).
Cột (9): Là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đưa vào để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả phần nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công lại.
Cột (10): Là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế cấp bù do phần nguyên liệu, vật tư tiêu hao, hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất; xuất chuyển tiếp từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác hoặc lượng nguyên liệu, vật tư xuất kho mà chưa được chi tiết tại các cột (7), (8), (9) bao gồm nguyên liệu, vật tư thiếu hụt, hư hỏng mất mát do thiên tai, hỏa hoạn, ….
Cột (11): Là lượng nguyên liệu tồn kho tại cuối kỳ báo cáo.
Cột (12): Điền số/ngày quyết định miễn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư bị hỏng hóc, mất mát do thiên tai, hỏa hoạn… và các thông tin khác (nếu có)
3. Chỉ tiêu (13), (14): Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
4. Các vấn đề pháp lý về nhập xuất tồn nguyên liệu nhập khẩu:
Theo quy định tại Điều 60 được sửa đổi, bổ sung (Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều tại
– Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã
Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã
Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.
– Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này;
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nhìn chung, báo cáo quyết toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng, do đó trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra báo cáo cũng được nâng cao hơn, điều này chứng tỏ tính chuyên nghiệp, quản lý triệt để trong hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta.