Thực trạng thi hành pháp luật dân sự Việt Nam khi xác định trách nhiệm, xử lý hành vi xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Thứ nhất, cá nhân có quyền bất khả xâm phạm đối với các thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những thông tin về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân, đến gia đình trong quá khứ cũng như trong hiện tại, những thông tin đó được pháp luật bảo vệ và được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận. Đời sống riêng tư là khái niệm rộng, bao gồm những suy nghĩ, hành động, những sự việc, quan hệ liên quan đến cá nhân mà cá nhân giữ cho riêng mình, những vấn đề thuộc về đời sống riêng tư tuy không phải là các bí mật nhưng vẫn được pháp luật bảo hộ. Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nhấn mạnh về các quyền nhân thân này (đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình), yêu cầu sự tuyệt đối tôn trọng (bất khả xâm phạm) và được pháp luật bảo vệ. Khi có hành vi xâm phạm, cá nhân có quyền áp dụng các phương thức do pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được bản thân cá nhân đó đồng ý, tương tự, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, những hành vi thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình nhưng không được phép của chủ sở hữu thông tin sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Chẳng hạn như, hành vi sử dụng phương tiện điện tử để quay phim, chụp ảnh, ghi âm lại cuộc nói chuyện, xâm nhập, sao chụp các vật phẩm chứa đựng thông tin cá nhân, chiếm đoạt kỷ vật cá nhân, xem hồ sơ bệnh án của cá nhân mà mình không có thẩm quyền xem hoặc những hành vi tự ý lưu giữ, sao chép các thông tin bí mật đời tư của người khác, mua bán, trao đổi những thông tin về đời tư người khác một cách trái phép; hành vi tiết lộ thông tin mà mình đã thu thập được hoặc đang có quyền quản lý, lưu trữ các thông tin đó cho người khác những người không được phép thu thập, tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật, thậm chí công bố chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, mạng internet… Có thể nói, quy định này hướng tới việc tôn trọng đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, cá nhân và gia đình có quyền công bố hoặc không công bố các thông tin liên quan đến sự riêng tư của họ, khi họ không công bố – điều đó có nghĩa là các thông tin này được coi là “bí mật”.
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự còn quy định việc đảm bảo bí mật riêng tư của cá nhân, gia đình trong trường hợp có những chủ thể khác được quyền tiếp cận do gắn liền với các hợp đồng. Thông thường, ở đây tồn tại một cam kết giữ bí mật giữa hai bên, bên được cung cấp thông tin cần phải giữ kín những thông tin tiếp nhận được từ chủ sở hữu thông tin trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng.
Thứ hai, cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật đối với thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mình. Khi xã hội ngày càng phát triển, việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau. Thư tín, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân là một trong những phương tiện truyền tải hoặc lưu giữ thông tin liên lạc giữa cá nhân với những người khác. Những thông tin được chuyển tải có thể chứa đựng bí mật đời tư của cá nhân hoặc những bí mật gia đình, có thể là những lời hỏi thăm mang tính chất tình cảm, công việc hoặc bất kỳ nội dung nào khác, tuy nhiên dù thế nào cũng không thể bị người khác tự tiện xâm phạm. Đó là quyền tự do dân chủ chính đáng của mọi công dân, bảo đảm cho sinh hoạt xã hội an toàn một cách cần thiết. Hành vi xâm phạm bí mật đời tư liên quan đến thư tín, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân bao gồm các hành vi: Thu thập, công bố thông tin được truyền tải, ngăn cản hoặc làm gián đoạn sự truyền tải thông tin, tiêu hủy thông tin. Ví dụ như, hành vi tự ý bóc mở, tráo đổi thư, bưu kiện, bưu phẩm của cá nhân; đọc, nghe trộm, thu trộm thông tin trên mạng viễn thông, trộm cắp, sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của cá nhân khác; tiếp theo hành vi thu thập thông tin trái phép, chủ thể tiếp cận thông tin đã công khai tiết lộ nội dung thông tin cho chủ thể khác hoặc hành vi làm nhiễu sóng, dùng thiết bị vô hiệu hóa các phương tiện thông tin, phát tán virus để phá hoại thông tin liên lạc thông qua các phương tiện điện tử; hành vi chiếm đoạt, làm mất, tiêu hủy thư tín, điện tín của cá nhân… Những hành vi trên đây có thể được thực hiện với bất cứ động cơ, mục đích gì tuy nhiên vẫn được xác định là hành vi xâm phạm quyền riêng tư, quyền bí mật đời tư của cá nhân. Để đảm bảo sự tương thích trong các văn bản pháp luật, ngoài Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, trong Luật Bưu chính, Luật Viễn thông cũng ghi nhận nguyên tắc bảo mật là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hoạt động bưu chính, viễn thông. Những hành vi xâm phạm nguyên tắc này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, chịu trách nhiệm dân sự hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cần lưu ý việc bóc mở, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân vẫn có thể diễn ra trong trường hợp luật định như nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự…
Trong thực tế cuộc sống có nhiều hành vi vi phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của cá nhân, bí mật gia đình nhưng trong thực tiễn áp dụng xét xử, áp dụng giải quyết còn nhiều tranh cãi. Bởi lẽ hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ quyền bí mật đời tư là gì mà chỉ nêu một số quyền cá nhân cụ thể được pháp luật quy định phải tôn trọng như quyền bí mật đời tư (Điều 38 BLDS), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31 BLDS), bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư của người bệnh (Điều 25 Luật Bảo vệ sức khỏe), giữ bí mật của di chúc (Thông tư 1411/1996)…Để giải quyết vụ việc, một số Tòa án trong quá trình xét xử đã tạm đưa ra một định nghĩa về bí mật đời tư trên cơ sở có xem xét, đối chiếu với phong tục tập quán trong nhân dân. Tòa định nghĩa “ Bí mật đời tư là bí mật của đời sống riêng tư”. Ví dụ như một vụ án ly hôn, việc công bố, tiết lộ những thông tin thuộc bí mật riêng tư của cá nhân trong phiên tòa xử ly hôn khi họ không muốn để lộ ra cho người ngoài phiên tòa biết thì có được xác định là đã làm lộ bí mật đời tư của họ?? Hoặc một bản án đã buộc tác giả và tờ báo phải đăng lời xin lỗi công khai vì đã đăng tải nhiều chi tiết làm lộ bí mật đời tư của cá nhân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của họ. Áp dụng pháp luật, cơ quan giải quyết đã yêu cầu tác giả và tờ báo phải bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm. Vấn đề bảo vệ bí mật đời tư đã được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, luật quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tuy nhiên, thế nào là bí mật đời tư? Pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng, cụ thể. Chính vì thế, thực tế đã xảy ra nhiều vụ liên quan đến nhiều người, nhất là những người nổi tiếng, nhân vật của công chúng bị xâm phạm bí mật đời tư vô tội vạ, dẫn tới nhiều tranh chấp và tòa án các cấp hết sức lúng túng khi giải quyết. Cũng do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên TAND mới phải “mày mò” để đưa ra định nghĩa như đã nêu. Vấn đề lớn hơn: Để các tòa tự định nghĩa, đưa ra khái niệm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình một cách chủ quan sẽ dẫn đến tình trạng không thống nhất, không chuẩn. Các định nghĩa ấy cũng không đầy đủ, bao quát cho tất cả trường hợp xâm phạm bí mật đời tư. Vậy nên cần sớm ban hành những văn bản pháp luật để hướng dẫn cụ thể về vấn đề này”.
Thực tế cuộc sống, quyền riêng tư của những người nổi tiếng đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Họ là những nạn nhân bị hack Facebook, rồi sau đó bị hacker tung những tin nhắn hay hình ảnh riêng tư, nhạy cảm gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, cuộc sống. Vậy những cá nhân, tổ chức đã xâm quyền riêng tư của người khác sẽ bị xử lý như nào, và người bị xâm phạm cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Thông tin bí mật, thông tin riêng tư thường “đánh đúng” tâm lý tò mò của nhiều người, nên trong quá trình hoạt động, tình trạng thông tin đời tư bị công khai trên phương tiện truyền thông vấn diễn ra khá phổ biến. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác, lại còn đăng trên phương tiện truyền thông có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự, thậm chí đẩy người đó vào tâm lý bị quan, sợ hãi. Đối với những người nổi tiếng, việc này làm ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự, ảnh hưởng đến thái độ của khán giả và thậm chí còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh vọng, nghề nghiệp mà họ dày công xây dựng trong nhiều năm. Theo điều 80 của nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định hành vi này thì người có hành vi xâm phạm ( Hacker) sẽ bị phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng bởi hành vi truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác. Nếu hành vi của hacker được xét vào vi phạm có tính chất, mức độ, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo khoản 1, điều 288 của Bộ luật hình sự 2015 hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông có thể sẽ bị xử phạt đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 – 7 năm. Ngoài ra, người nào cố tình vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ có thể sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 5 năm tùy theo mức độ vi phạm. Cùng với đó, nếu hacker sử dụng tài khoản Facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì có thể sẽ bị xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung phạt cao nhất là từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân theo điều 174 của Bộ luật hình sự 2015. Câu hỏi đặt ra, người bị xâm phạm quyền riêng tư cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?? Vấn đề nội dung tin nhắn của người bị xâm phạm đó có thuộc về phạm trù đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và người đó có quyền được giữ kín chuyện của mình và không để các tài khoản trên mạng xã hội chia sẻ tràn lan. Các cơ quan tiến hành tố tụng có được áp dụng Điều 102 của nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10 20 triệu đồng.. Theo Điều 38, Bộ luật Dân sự 2015 quy định để xử lý trong trường hợp này:
– Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
– Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Thực tế việc công khai thông tin về các nhân, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của ai đó đến mức độ nào thì bị coi là có hành vi xâm phạm quyền. Công khai thông tin cá nhân đến mức độ nào và như thế nào là hợp lý, chấp nhận được? Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Và phải chăng người của công chúng thì phải chấp nhận việc thông tin cá nhân bị khai thác trên các phương tiện truyền thông đại chúng? Người của công chúng có khác không? Có quan điểm cho rằng vì là người của công chúng nên phải chấp nhận việc bị săm soi đời tư cá nhân.. Có quan điểm cho rằng bởi những thông tin cá nhân của một người chỉ có thể được công bố khi chính người đó đồng ý hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, bất kể là người của công chúng hay không. Tuy nhiên, luật các nước cũng không thể bắt kịp với thực tiễn cuộc sống khi báo chí hiện thời khai thác của thông tin tích cực lẫn tiêu cực của những người nổi tiếng. Mức bồi thường về hành vi xâm phạm đối với chủ thể có quyền này được xác định như thế nào? Mặc dù đã được công nhận và bảo hộ nhưng khi áp dụng trong thực tiễn xã hội thì còn nhiều lúng túng, khó triển khai và chưa có sự định hướng hành vi và chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Quyền về bí mật cá nhân là một trong những quyền cơ bản quan trọng nhất của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Việc bảo vệ nó tưởng chừng như đơn giản, nhưng trên thực tế cho thấy, sự vi phạm đang rất phổ biến và dần trở thành mối lo cho toàn xã hội. Việc bảo hộ về quyền bí mật cá nhân thực sự khó khăn trong bối cảnh kỷ nguyên số, khi mà các thông tin sẽ được lan truyền rất nhanh chỉ sau một “nút share”, rất nhiều thông tin về bí mật cá nhân sẽ được phơi bày. Đặc biệt, việc lộ thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại di động, tên tài khoản trên các mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok,… khiến người sử dụng gặp rắc rối vì tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo,… Tội phạm mạng có thể sử dụng chính những thông tin do chính chủ tự nguyện cung cấp để đe dọa tống tiền, bắt cóc, hoặc lừa người sử dụng chuyển tiền vào tài khoản của tội phạm. Nhưng cũng có rất nhiều người hoàn toàn hiểu đó là bí mật cá nhân của người khác nhưng vẫn cố tình làm lộ thông tin đó lên mạng, nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc vì mục đích trục lợi cá nhân từ chính những hành vi sai phạm đó.
Trong thương mại, điện tử: Bí mật cá nhân bị đánh cắp, tiết lộ trái phép và trở thành tài sản bị mua bán tràn lan làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cho cá nhân. Ví dụ như việc “Mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng”, “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;… sẽ bị các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý như thế nào?
Hiện nay, việc mua bán thông tin cá nhân trên mạng Internet đang diễn ra hết sức công khai và rầm rộ. Chỉ cần gõ từ khóa “mua thông tin cá nhân hay “danh sách khách hàng” lên google, lập tức có ngay hàng loạt trang điện tử hoặc tài khoản Facebook rao bán đủ loại “data” cá nhân như tên tuổi, số điện thoại, email, ngành nghề, chức vụ và thậm chí là cả thu nhập hay số dư tài khoản ngân hàng…Tuy nhiên, việc định nghĩa dữ liệu, thông tin cá nhân cũng là công việc phức tạp, cho thấy tính tinh vi, nhạy cảm của môi trường tương tác giữa con người với nhau trong kỷ nguyên số và Internet. Một định nghĩa còn mang tính chung chung, trừu tượng trong các quy định của pháp luật Việt Nam rõ ràng chưa đủ để hình dung bản chất của khái niệm, nếu không tìm hiểu, đối chiếu và so sánh với quy định tương tự của các nước thì rất khó hiểu được về bản chất khái niệm được quy định trong luật.
Tại Việt Nam, việc rao bán các thông tin cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật, được quy định ở các luật sau: Điều 21 Hiến pháp 2013; Điều 38, Điều 387 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 7
mua bán thông tin cá nhân trên mạng internet đang diễn ra hết sức công khai và rầm rộ. Các chủ thể mua bán data của khách hàng đã phớt lờ đi pháp luật, nếu người có nhu cầu mua data thì có thể vào mạng và bấm tìm kiếm thì hàng loạt các website rao bán data hiện ra một cách công khai với những mức giá khác nhau tùy vào mục đích của những người cần sử dụng. Mức giá này dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy theo loại dữ liệu, số lượng thông tin mà người mua yêu cầu.
Trong lĩnh vực y tế, giáo dục: thông tin của bệnh nhân, trẻ em chưa được kiểm soát đúng mức. Việc các cơ sở y tế phải bảo mật thông tin trên mạng về bảo mật thông tin của người sử dụng, một số cơ sở y tế đã ký hợp đồng khám chữa bệnh với ngành bảo hiểm đã để lộ thông tin tài khoản và mật khẩu. Hậu quả, một số cá nhân lợi dụng việc này để xây dựng các ứng dụng khai thác trái phép cơ sở dữ liệu, thông tin khám bệnh, chữa bệnh BHYT thuộc Hệ thống thông tin giám định của BHXH Việt Nam.
Về quyền riêng tư của trẻ em, các quyền này của trẻ em chưa thật sự được tôn trọng, và tình trạng trẻ em bị xâm phạm quyền riêng tư diễn ra ngày càng có xu hướng nghiêm trọng nhưng để chỉ ra hành vi xâm phạm quyền và cách xử lý hành vi vi phạm còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Như đã chỉ ra ở trên, tên điều luật đã được sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, theo hướng mở rộng và cụ thể hơn so với quyền bí mật đời tư, trên cơ sở đó nội dung được quy định tại các điều khoản cũng có nhiều thay đổi.
Bộ luật Dân sự năm 2005 khẳng định, quyền bí mật đời tư của cá nhân “được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”, nhưng với Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền đó không chỉ là được tôn trọng mà còn là quyền “bất khả xâm phạm” – tức là yêu cầu một sự tuyệt đối tôn trọng và đương nhiên nếu có hành vi xâm phạm thì pháp luật sẽ phải bảo vệ. Tính chất bảo hộ, đảm bảo thực hiện cũng đã được nâng cao hơn. Về mặt câu chữ, không khó để nhận ra thuật ngữ “bất khả xâm phạm” có ý nghĩa mạnh mẽ hơn so với thuật ngữ “được tôn trọng”. Việc sửa đổi từ ngữ cho thấy sự rõ ràng, rành mạch trong tư duy của các nhà làm luật khi khẳng định không ai được quyền xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác. Tất nhiên để có thể đảm bảo thực hiện quyền bất khả xâm phạm này của cá nhân cũng cần phải có các chế tài phù hợp để những quyền này được thực hiện trên thực tế. Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm 02 hành vi được coi là xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Nếu trước đây chỉ giới hạn ở việc thu thập và công bố thông tin liên quan đến bí mật đời tư thì nay luật quy định ngoài thu thập, công khai (tiết lộ thông tin) còn có lưu giữ, sử dụng thông tin mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu thông tin. Điều này góp phần làm rõ, chi tiết hơn phạm vi của các hành vi xâm phạm, hỗ trợ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Bộ Luật Dân sự đã ghi nhận “bí mật gia đình” bên cạnh bí mật đời tư của cá nhân. Điều 3
Chính vì vậy, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý. Quy định như vậy rất hợp lý vì nếu chỉ bảo vệ quyền riêng tư cá nhân thì sẽ dẫn đến quyền riêng tư của gia đình bị bỏ ngỏ và sẽ thật khập khiễng nếu chỉ bảo vệ những thông tin riêng tư, bí mật của cá nhân mà không bảo vệ những thông tin về đời sống, bí mật gia đình.
Tại khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, thay thế “các hình thức thông tin điện tử khác” bằng cụm từ “cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác”. Đây là quy định kịp thời, phù hợp với thực trạng của xã hội, với sự phát triển của công nghệ thông tin, có thêm căn cứ để Nhà nước có thể xử lý các vụ việc xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thông qua cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Một điểm mới đáng lưu ý tại khoản 4 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là quy định về việc đảm bảo bí mật riêng tư của cá nhân, gia đình trong trường hợp các bên trong hợp đồng đã biết được thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đối phương trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng nhưng không được phép tiết lộ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Có thể nói quy định này siết chặt hơn quy chế bảo mật thông tin của khách hàng, đối tác vẫn lỏng lẻo lâu nay của chúng ta, ngăn chặn các hành vi lạm dụng lòng tin của nhau trong quan hệ hợp đồng để nhằm mục đích trục lợi gây thiệt hại về danh dự, uy tín của cá nhân là chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng.
Thực tiễn xét xử cho thấy, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ quyền bí mật đời tư là gì mà chỉ có một số quyền cá nhân cụ thể được pháp luật quy định phải tôn trọng như quyền bí mật đời tư (Điều 38 BLDS), quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31 BLDS), bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư của người bệnh (Điều 25 Luật Bảo vệ sức khỏe), giữ bí mật của di chúc (Thông tư 1411/1996)…Ví dụ: Cách đây chưa lâu, TAND quận 3 (TP.HCM) từng xét xử vụ kiện liên quan đến bí mật đời tư xuất phát từ một bài báo đưa thông tin về việc ly hôn của một cá nhân.
Theo bản án này, để giải quyết vụ việc, TAND quận 3 đã căn cứ Điều 38 BLDS “tạm đưa ra một định nghĩa về bí mật đời tư trên cơ sở có xem xét, đối chiếu với phong tục tập quán trong nhân dân”. Tòa định nghĩa “bí mật đời tư là bí mật của đời sống riêng tư”. Từ đó, tòa xác định việc công bố, tiết lộ những thông tin thuộc bí mật riêng tư của cá nhân trong phiên tòa xử ly hôn khi họ không muốn để lộ ra cho người ngoài phiên tòa biết là đã làm lộ bí mật đời tư của họ. Theo đó, bản án đã buộc tác giả và tờ báo phải đăng lời xin lỗi công khai vì đã đăng tải nhiều chi tiết làm lộ bí mật đời tư của ông X. và làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ông. Đồng thời, tác giả và tờ báo phải bồi thường thiệt hại cho ông X.Từ bản án nêu trên có nhiều vấn đề đặt ra.Thế nào là bí mật đời tư? Vấn đề bảo vệ bí mật đời tư đã được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, luật quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.Tuy nhiên, thế nào là bí mật đời tư? Pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng, cụ thể. Chính vì thế, thực tế đã xảy ra nhiều vụ liên quan đến nhiều người, nhất là những người nổi tiếng, nhân vật của công chúng bị xâm phạm bí mật đời tư vô tội vạ, dẫn tới nhiều tranh chấp và tòa án các cấp hết sức lúng túng khi giải quyết. Cũng do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên TAND quận 3 trong vụ án nêu trên mới phải đưa ra định nghĩa như đã nêu. Vấn đề lớn hơn: Để các tòa tự định nghĩa sẽ dẫn đến tình trạng không thống nhất, không chuẩn. Các định nghĩa ấy cũng không đầy đủ, bao quát cho tất cả trường hợp xâm phạm bí mật đời tư. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Từ những phân tích trên cho thấy, Nhà nước đã có sự quan tâm sâu sắc hơn đến quyền bí mật đời tư của cá nhân, Bộ luật Dân sự mới bên cạnh tính kế thừa đã có những quy định chặt chẽ, nâng cao và mở rộng hơn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.