Thực trạng về quản lý, tuyển dụng lao động nước ngoài tại VN: Về chủ thể quản lý lao động nước ngoài; Về tuyển dụng lao động nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Về chủ thể quản lý lao động nước ngoài:
Ở Việt Nam, trong quá trình hội nhập với mục tiêu thu hút lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngày một gia tăng thì việc mở cửa thị trường lao động đã và đang được tích cực đẩy mạnh. Với một lực lượng lao động nước ngoài tăng lên, để có thể quản lý và sử dụng lao động nước ngoài có hiệu quả đồng thời phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội thì việc xây dựng một khung pháp luật thích hợp là vô cùng hợp lý và cấp thiết.
Mô hình quản lý lao động quản lý lao động được xác định đó là: (1) quan hệ giữa chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; (2) quan hệ giữa các chủ thể quản lý ở cấp trung ương với nhau; (3) quan hệ giữa người sử dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài.
Chủ thể quản lý lao động nước ngoài được xây dựng bao gồm:
Thứ nhất, cơ quan quản lý lao động của nhà nước Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Đây là cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến việc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì nhiệm vụ chính của Sở trong việc quản lý và cấp phép cho người lao động nước ngoài như sau: Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động và hồ sơ xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Thực hiện cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động theo và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền thu hồi giấy phép lao động đã cấp và đề nghị trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP; Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý; Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Như vậy, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý lao động nước ngoài từ khi nộp hồ sơ xin cấp phép đến khi người lao động nước ngoài kết thúc làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, để đạt hiệu quả trong việc quản lý lao động nước ngoài trên từng địa bàn từng tỉnh buộc Sở lao động – Thương binh và Xã hội phải tăng cường kiểm tra, giám sát từng doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động nước ngoài để nắm rõ tình hình thực tế, tránh việc quản lý qua các số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội: Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan quản lý chuyên ngành cao nhất về vấn đề người lao động nước ngoài, có trách nhiệm chỉ đạo chung, tiếp nhận báo cáo, quy định và hướng dẫn một số quy định liên quan đến người lao động nước ngoài đồng thời phối hợp với các bộ chuyên ngành khác nhằm quản lý hiệu quả người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ hai, các cơ quan khác
Bộ Y tế: Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam phải tuân theo quy định của Bộ Y tế. Việc hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện khám sức khỏe được Bộ Y tế hướng dẫn;
Bộ Công an: Tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định Bộ Công an có trách nhiệm: Định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về người lao động nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu như: LĐ, LV, DN, ĐT vào làm việc cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng người lao động Việt Nam thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bộ Công thương: Theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP, trách nhiệm của Bộ Công thương bao gồm việc hướng dẫn căn cứ, thủ tục để xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải. Việc quy định chi tiết trách nhiệm của Bộ Công an trong việc cấp thị thực, trục xuất hoặc buộc xuất cảnh và Bộ Công thương trong việc xác định các đối tượng là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành dịch vụ thuộc biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với WTO để loại trừ các đối tượng phải xin cấp giấy phép lao động sẽ nâng cao hiệu quả của việc quản lý lao động nước ngoài.
Sở Tư pháp tại các tỉnh thành: Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
2. Về tuyển dụng lao động nước ngoài:
Thứ nhất, về quyền tuyển dụng lao động nước ngoài
Hiện nay, theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động nước ngoài bao gồm: a) Doanh nghiệp hoạt động theo
Những người sử dụng lao động này, trừ nhà thầu, có nhiệm vụ xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc chỉ trong trường hợp người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được vị trí công việc đó để báo cáo và giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hay Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương nơi người sử dụng lao động có trụ sở chính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc. Riêng đối với nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu, thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu.
Đối với trường hợp tuyển dụng lao động nước ngoài của nhà thầu, nhà thầu cần đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài (có kèm theo xác nhận của chủ đầu tư) với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu. Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và 01 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển dưới 500 người lao động Việt Nam mà không giới thiệu hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam. Nghị định này đã quy định theo hướng ưu tiên đảm bảo việc làm cho lao động trong nước, tuy nhiên lại phát sinh một điểm vướng mắc, đó là pháp luật về đấu thầu quy định các điều kiện để nhà thầu tham gia dự thầu phải có năng lực và kinh nghiệm, đã từng thực hiện các dự án tương tự về kỹ thuật và quy mô, thực tế thì những nhà thầu đáp ứng đủ điều kiện thường đã có sẵn đội ngũ lao động kỹ thuật, chuyên môn lành nghề và kinh nghiệm để thực hiện dự án trúng thầu nên việc yêu cầu phải tuyển lao động Việt Nam trước có thể gây khó khăn cho nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu.
Thứ hai, về trình tự thủ tục tuyển dụng người lao động nước ngoài
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây được viết tắt là cơ quan chấp thuận). Cơ quan chấp thuận thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tới người sử dụng lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi.
Đối với nhà thầu, trước khi tuyển người lao động nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động nước ngoài cần huy động để thực hiện gói thầu tại Việt Nam và đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài (có kèm theo xác nhận của chủ đầu tư) với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức của địa phương thực hiện giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu. Trường hợp không giới thiệu, cung ứng được lao động Việt Nam thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
Sau khi được chấp nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Các giấy tờ cần có trong hồ sơ được quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Với người lao động nước ngoài không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Điều 172 của
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Hiện nay, bên cạnh việc nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền, người sử dụng lao động và người lao động nước nước ngoài có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến việc tuyển dụng hoặc đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động thông qua mạng điện tử, căn cứ theo Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử. Theo Thông tư này, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có thể gửi hồ sơ qua mạng điện tử trước khi phải gửi hồ sơ bản gốc cho cơ quan có thẩm quyền, giảm được thời gian và công sức cho người sử dụng lao động và người lao động, nhất là trong các trường hợp hồ sơ cần sửa đổi bổ sung.
Thứ ba, về hình thức làm việc của người lao động nước ngoài.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, lao động nước ngoài tại Việt Nam chỉ làm việc dưới các hình thức sau: 1) Thực hiện hợp đồng lao động; 2) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; 3) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; 4) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; 5) Chào bán dịch vụ; 6) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; 7) Tình nguyện viên; 8) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; 9) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; 10) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
Khi người nước ngoài vào làm việc theo các hình thức trên đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam nói chung và Nghị định số 152/2020/NĐ-CP nói riêng. Các hình thức làm việc nêu trên là gồm của cả những đối tượng được cấp phép và những đối tượng không thuộc diện cấp phép.