Khái quát chung về trích xuất? Thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam?
Hiện nay, trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, việc bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành án tại các cơ sở tạm giam, tạm giữ, trại giam xảy ra rất phổ biến. Chính bởi vì thế mà hiện nay, công tác trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam là vô cùng cần thiết, đảm bảo cho sự có mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa để việc xét xử được đảm bảo tiến hành đúng theo quy định của pháp luật. Pháp luật cũng đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về trích xuất:
1.1. Thế nào là trích xuất?
Trích xuất được hiểu là việc đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ trong thời gian nhất định theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, khám bệnh, chữa bệnh, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, thực hiện quyền, nghĩa vụ khác do luật định.
Trích xuất còn được hiểu là việc thực hiện quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám, chữa bệnh, quản lý giam giữ trong thời hạn nhất định.
Theo đó ta có thể hiểu, trích xuất được hiểu là việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án, người đang bị quản lý ra khỏi nơi quản lý trong một thời gian nhất định để chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền nhằm để phục vụ các hoạt động của các cơ quan thẩm quyền đó theo quy định của pháp luật liên quan.
Hiện nay, qua khảo sát ở một số các
1.2. Trách nhiệm của cơ sở giam giữ khi trích xuất:
Cơ sở giam giữ trong quá trình trích xuất có các trách nhiệm như sau:
– Cơ sở giam giữ trong quá trình trích xuất theo quy định pháp luật sẽ có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm bàn giao người được trích xuất cho người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất. Việc giao nhận phải được lập biên bản, có ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó và ghi sổ theo dõi.
Các chủ thể là người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất có trách nhiệm tiếp nhận người được trích xuất. Cơ quan hay các chủ thể là người có nhiệm vụ áp giải phối hợp với cơ sở giam giữ và người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất quản lý và bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất theo quy định của pháp luật. Việc áp giải, quản lý và kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với các chủ thể là người được trích xuất sẽ do Chính phủ quy định.
Cần lưu ý khi chưa hết thời hạn trích xuất nhưng đã hoàn thành mục đích trích xuất hoặc hết thời hạn trích xuất, người có yêu cầu trích xuất bàn giao người được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải để giao người được trích xuất cho cơ sở giam giữ, trừ trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được trả tự do theo bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Nếu các chủ thể có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì phải có lệnh gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất theo quy định của pháp luật không được dài hơn thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.
– Pháp luật cũng quy định trong trường hợp thực hiện hoạt động trích xuất bên trong khu vực cơ sở giam giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam mà không cần lệnh trích xuất.
2. Thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam:
Theo Điều 20 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam có nội dung như sau:
– Pháp luật quy định rằng việc trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, trong trường hợp sau đây:
+ Việc trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự.
+ Việc trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền để đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đi khám bệnh, chữa bệnh, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
+ Gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do quy định của pháp luật.
+ Các chủ thể là người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo sự thỏa thuận giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.
– Cần lưu ý đối với trường hợp Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ, Trưởng buồng tạm giữ của đồn biên phòng trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam đi khám bệnh, chữa bệnh thì phải
– Lệnh trích xuất theo quy định pháp luật sẽ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Cơ quan, họ tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh.
+ Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hành vi vi phạm pháp luật, ngày bị tạm giữ, ngày bị tạm giam của người được trích xuất.
+ Mục đích và thời hạn trích xuất.
+ Họ tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan của người làm nhiệm vụ áp giải người được trích xuất hoặc cơ quan làm nhiệm vụ áp giải.
+ Họ tên, chức vụ, cấp bậc (nếu có) của người nhận trích xuất của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất.
+ Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.
Như vậy, trên đây là những nội dung chủ yếu của lệnh trích xuất. Lệnh trích xuất cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau để nhằm bảo đảm quá trình trích xuất diễn ra chính xác và đúng quy định pháp luật.
– Cơ sở giam giữ theo quy định của pháp luật sẽ có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm bàn giao người được trích xuất cho người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất. Việc giao nhận phải được lập biên bản, có ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó và ghi sổ theo dõi.
Các chủ thể là người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất có trách nhiệm tiếp nhận người được trích xuất. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải phối hợp với cơ sở giam giữ và người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất quản lý và bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất theo quy định của Luật này. Việc áp giải, quản lý và kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất do Chính phủ quy định.
Khi chưa hết thời hạn trích xuất nhưng đã hoàn thành mục đích trích xuất hoặc hết thời hạn trích xuất, người có yêu cầu trích xuất bàn giao người được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải để giao người được trích xuất cho cơ sở giam giữ, trừ trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được trả tự do theo bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì phải có lệnh gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được dài hơn thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.
– Cần lưu ý đối với trường hợp thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 bên trong khu vực cơ sở giam giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam mà không cần lệnh trích xuất.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định cụ thể về việc thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Quá trình thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam cần được thực hiện theo đúng quy định được nêu cụ thể nêu trên để đảm bảo quá trình trích xuất diễn ra chính xác, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan.