Tài sản duy nhất là căn nhà do chồng bà T đứng tên nhưng là tài sản chung cua vợ chồng bà T, trị giá 400 triệu. Vậy xin luật sư cho tôi biết tôi có thể lấy được bao nhiêu giá trị căn nhà?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi đã cho bà P.T.T vay 250 triệu có biên nhận nợ viết tay và con của bà T là H vay 100 triệu có biên nhận viết tay lãi suất 1,6% tháng, nhưng lúc giao tiền cho H bà T đứng ra ký nhận thay H. Nay tôi muốn khởi kiện do bà T mượn 250 triệu và H vay 100 triệu nhưng không chịu trả lại cho tôi. Tài sản duy nhất là căn nhà do chồng bà T đứng tên nhưng là tài sản chung cua vợ chồng bà T, trị giá 400 triệu. Vậy xin luật sư cho tôi biết tôi có thể lấy được bao nhiêu giá trị căn nhà?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước tiên bạn cần xem lại đã hết thời hạn ghi trong hợp đồng vay hay chưa? Nếu đã hết thời hạn mà bà T không thực hiện nghĩa vụ dân sự, bạn có quyền khởi kiện T ra
Trường hợp 1: Bà T vay tiền phục cho nhu cầu thiết yếu của gia đình
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh:
“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.
Như vậy, nếu bà T thiết lập hợp đồng vay với bạn vào mục đích chung của gia đìn, khi đó vợ chồng bà T sẽ phải có nghĩa chung đối với hợp đồng vay tài sản với bạn.
Trường hợp 2: Bà T thiết lập hợp đồng dân sự không vì mục đích thiết yếu chung của gia đình.
Trường hợp này chỉ bà T có nghĩa vụ thực hiện với bạn, phần tài sản của bà T thực hiện với bạn nếu không thỏa thuận được với chồng bà T, khi đó phần tài sản thuộc sở hữu của bà T được chia theo pháp luật.
>>> Luật sư
Vấn đề cưỡng chế thi hành án đối với tài sản chung được thực hiện:
Luật thi hành án dân sự quy định:
“Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải
thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế.Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được
thông báo , nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ”.