Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp. Cách tính lương đóng bảo hiểm xã hội, truy thu bảo hiểm xã hội.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em muốn hỏi Luật sư về một số vấn đề sau:
1. Công ty em làm việc tại công ty may mặc, thuộc vùng II, cộng thêm làm công việc độc hại. Em muốn hỏi về cách tính lương đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
2, Công ty em có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật song chưa nộp lại thẻ Bảo hiểm y tế cho công ty, công ty vẫn báo cắt giảm lao động gửi tớ cơ quan Bảo hiểm xã hội. Vậy, trường hợp này có bị truy thu không?
3.Trường hợp tháng này có người lao động nghỉ ốm hoặc nghỉ sinh thì báo giảm lao động, giảm trừ bảo hiểm xã hội nhưng tại sao vẫn thu tiền Bảo hiểm y tế?
Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cách tính tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội
Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, từ ngày 1/1/2016 trở đi đến ngày 31/12/2017, tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
“1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2.Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ”.
Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lào động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao đông quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội gồm :
- Mức lương
- Phụ cấp lương
Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương và phụ cấp lương như sau:
“1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong
hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.”
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn thuộc khu vực II, thì mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật là 3.100.000. Trường hợp người lao động đã qua học nghề thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng ; nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm %. Do đó, mức lương thấp nhất mà người lao động trong trường hợp này được nhận để tính đóng bảo hiểm xã hội là : 3.100.00 + (3.100.000 * 7% )+ (3.100.000 * 5%) = 3.472.000
2. Trường hợp công ty có người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật song chưa nộp lại thẻ Bảo hiểm y tế cho công ty, công ty vẫn báo cắt giảm lao động gửi tới cơ quan Bảo hiểm xã hội. Vậy, trường hợp này có bị truy thu bảo hiểm không?
Theo quy định pháp luật, thì người lao động phải có trách nhiệm nộp lại thẻ Bảo hiểm y tế cho người sử dụng lao động để báo giảm giao động. khi người lao động nghỉ việc, công ty phải yêu cầu người lao động nộp lại thẻ Bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng. Điều 23 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH về truy thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp :
“Điều 23. Truy thu BHXH, BHYT, BHTN
1. Truy thu các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN; điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN”
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp người lao động chưa nộp lại thẻ Bảo hiểm y tế mà công ty bạn đã tiến hành làm thủ tục báo giảm lao động thì cơ quản bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành truy thu tiền Bảo hiểm y tế đối với những tháng còn lại của Bảo hiểm y tế cho đến khi hết thời hạn của thẻ là 4,5%. Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp số tiền truy thu, sau đó có quyền yêu cầu trả lại từ phía người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động.
>>> Luật sư
3.Trường hợp tháng này có người lao động nghỉ ốm hoặc nghỉ sinh thì báo giảm lao động, giảm trừ bảo hiểm xã hội nhưng tại sao vẫn thu tiền Bảo hiểm y tế?
Căn cứ theo quy định tại điều khoản 4 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH thì : ” Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.”
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về cách tính thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau: “Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a)Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;.”
Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định
“ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;”
Về vấn đề nghỉ thai sản, quy định như sau: theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:
“a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế”.
Như vậy, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần hoặc nghỉ thai sản thì doanh nghiệp không phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động trong tháng đó song vẫn được hưởng bảo hiểm y tế, vì thế vẫn phải đóng tiền bảo hiểm y tế.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chỉnh sửa địa chỉ thường trú trên sổ bảo hiểm xã hội
– Cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
– Khai man tuổi có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại