Có đương nhiên trở thành thành viên của hợp tác xã hay không? Thừa kế phần đóng góp của thành viên hợp tác xã thế nào? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Thừa kế phần đóng góp của thành viên hợp tác xã thế nào?
Chào Luật Dương Gia.
Chú năm nay 50 tuổi là thương binh. Chú cùng một số người bạn của mình có thành lập hợp tác xã để chăn nuôi heo siêu nạc. Tuy nhiên, một người bạn trong đội hợp tác xã của chú chẳng may bị qua đời cho một biến cố xảy ra. Vậy bây giờ việc thừa kế phần đóng góp của bạn chú được thực hiện như thế nào? Chú rất mong nhận được chia sẻ từ các bạn Luật sư.
Chào chú! Gửi đến chú nhưng chia sẽ liên quan đến vấn đề thừa kế phần vốn góp của thành viên hợp tác xã như sau:
Hiện nay theo quy định khoản 1 Điều 27 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về thừa kế, kế thừa, quản lý phần vốn góp như sau:
– Đối với trường hợp cá nhân là thành viên tổ hợp tác xã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì việc thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế. Việc thừa kế phần đóng góp của thành viên tại tổ hợp tác xã được thực hiện như sau:
+ Nếu trường hợp những người thừa kế có nguyện vọng để được tham gia tổ hợp tác xã và được đa số các thành viên tổ hợp tác xã chấp nhận theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì sẽ được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan;
+ Nếu trường hợp những người thừa kế không còn muốn tham gia tổ hợp tác xã hoặc không đủ điều kiện để tham gia tổ hợp tác thì những người thừa kế có quyền yêu cầu các thành viên trong tổ hợp tác xã trả lại phần đóng góp và được phân chia tài sản theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 77/2019/NĐ-CP, hoặc Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan;
+ Nếu trường hợp những người thừa kế có quyết định tự nguyện để lại tài sản thừa kế của mình cho tổ hợp tác thì đối với phần đóng góp đó sẽ được đưa vào tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác;
+ Đối với các trường hợp khác thì sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của các bên.
– Nếu trường hợp thành viên của tổ hợp tác xã là cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú hoặc cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích, thì việc quản lý phần đóng góp của cá nhân đó sẽ phải tuân theo quy định từ Điều 65 đến Điều 70 của Bộ luật dân sự 2015.
– Nếu trường hợp thành viên tổ hợp tác xã là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lại hoặc quản lý phần đóng góp của mình sẽ được thông qua người đại diện theo pháp luật của người này theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 77/2019/NĐ-CP hoặc pháp luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
– Đối với trường hợp thành viên tổ hợp tác là pháp nhân hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi thì việc kế thừa phần đóng góp sẽ được thực hiện theo quy định của
Như vậy từ những quy định trên thì việc thừa kế phần đóng góp của thành viên tại tổ hợp tác được thực hiện như sau:
– Nếu trường hợp những người thừa kế mà có nguyện vọng tham gia tổ hợp tác và đã được đa số các thành viên tổ hợp tác chấp nhận thì sẽ được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.
– Nếu trường hợp những người thừa kế không muốn tham gia tổ hợp tác xã hoặc không đủ điều kiện để tham gia tổ hợp tác thì có quyền yêu cầu trả lại phần đóng góp và được phân chia tài sản theo quy định.
– Nếu trường hợp những người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cuả mình cho tổ hợp tác xã thì phần đóng góp đó được đưa vào tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.
– Một số trường hợp khác sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của các bên.
2. Người thừa kế có đương nhiên trở thành thành viên hợp tác xã hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024 về việc trả lại, thừa kế vốn góp được thực hiện như sau:
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ trả lại vốn góp cho thành viên, hợp tác xã thành viên , hợp tác xã thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi thực hiện vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên vượt quá mức vốn tối đa theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ.
– Đối với trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế nếu trường hợp đáp ứng đủ điều kiện của Luật Hợp tác xã và điều lệ, tự nguyện tham gia vào hợp tác xã thì sẽ trở thành thành viên và tiếp tục được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu trường hợp không tham gia hợp tác xã thì sẽ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp thành viên là cá nhân mà đang bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý tài sản của người mất tích sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì vốn góp được trả lại thông qua người giám hộ.
– Đối với trường hợp thành viên là pháp nhân, hợp tác xã thành viên sẽ bị chia, tách, sáp nhập,hợp nhất, giải thể, phá sản thì việc trả lại, kế thừa vốn góp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Đối vói trường hợp vốn góp của thành viên là cá nhân không có người thừa kế, hoặc người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế của mình cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.
Như vậy, từ những quy định nêu trên, thì nếu thành viên hợp tác xã chết thì người thừa kế sẽ không đương nhiên trở thành thành viên hợp tác xã. Trường hợp nếu người thừa kế muốn trở thành thành viên thì người thừa kế phải đáp ứng đủ điều kiện của Luật Hợp tác xã 2023 và điều lệ của hợp tác xã. Đồng thời, họ phải tự nguyện tham gia hợp tác xã.
3. Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành từ các nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về tài sản chung của các thành viên tổ chức hợp tác như sau:
– Tài sản chung của các thành viên của tổ hợp tác hình thành từ các nguồnsau đây:
+ Đóng góp của các thành viên trong tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;
+ Phần tài sản được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế;
+ Phần tài sản được các thành viên tổ hợp tác cùng tạo lập, xây dựng lên;
+ Phần tài sản được hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng, cho chung;
+ Phần tài sản từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
– Việc định đoạt tài sản, tài chính của tổ hợp tác sẽ do các thành viên của tổ hợp tác quyết định theo quy định tại Điều 21 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 77/2019/NĐ-CP.
– Trường hợp tổ hợp tác được Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác trao quyền hưởng dụng tài sản thì sẽ thực hiện quyền hưởng dụng theo quy định từ Điều 257 đến Điều 266 Bộ luật dân sự 2015.
– Tổ hợp tác sẽ phải thực hiện các quy định về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Hợp tác xã 2023;
– Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác.