Lao động thử việc trong thời gian nghỉ lễ có được hưởng lương không? Quy định hưởng lương trong thời gian thử việc.
Lao động để tạo ra của cải, tiền bạc phục vụ cho nhu cầu cuộc sống là hoạt động không thể thiếu của mỗi cá nhân. Trong quá trình làm việc, người lao động luôn tìm kiếm cho mình những công việc phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng của bản thân mong sao có những công việc tốt nhất. Mỗi khi đến với một công việc mới lao động sẽ phải trải qua một thời gian thử việc nhất định tùy thuộc vào yêu cầu công việc cũng như năng lực của người xin việc. Vậy trong thời gian thử việc nếu vào dịp nghỉ lễ, tết thì lao động có được hưởng lương không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là nghỉ lễ, tết? Khái niệm ngày nghỉ lễ tết?
- 2 2. Thế nào là người lao động? Khái niệm người lao động?
- 3 3. Thế nào là thử việc? Khái niệm lao động thử việc?
- 4 4. Đang thử việc có được hưởng lương ngày nghỉ lễ không?
- 5 5. Thời gian thử việc có được tính thời gian nghỉ hàng năm không?
- 6 6. Chi trả tiền lương trong thời gian thử việc:
1. Thế nào là nghỉ lễ, tết? Khái niệm ngày nghỉ lễ tết?
– Ngoài việc được nghỉ 12 ngày trên 1 năm được hưởng nguyên lương thì người lao động còn được hưởng nguyên mức lương đối với những ngày ngày nghỉ lễ, tết của đất nước.
– Theo như Luật Lao động 2012 có quy định rõ ràng về những ngày được nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên theo mức lương đã thỏa thuận đó là:
Tết dương lịch 01 ngày vào ngày 01 tháng 01 của năm dương lịch hàng năm;
Tết âm lịch cổ truyền 05 ngày căn cứ vào từng năm để xác định rơi vào những ngày nào của năm dương lịch;
Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 01 ngày vào ngày 30 tháng 04 hàng năm của năm dương lịch;
Ngày quốc tế lao động 01 ngày vào ngày 01 tháng 05 hàng năm của năm dương lịch;
Ngày quốc khánh khai sinh ra nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 01 ngày vào ngày 02 tháng 09 của năm dương lịch;
Ngày giỗ tổ Hùng Vương nghỉ 01 ngày vào ngày 10 tháng 03 theo lịch âm lịch. Ngày 10 tháng 03 rơi vào ngày nào của năm dương lịch thì sẽ được nghỉ ngày đó.
– Nếu người nước ngoài lao động làm việc tại Việt Nam thì ngoài những ngày nghỉ lễ, tết như đối với lao động Việt Nam thì Luật lao động cho phép họ được nghỉ thêm 01 ngày tết cổ truyền của đất nước họ và 01 ngày quốc khánh của đất nước họ. Việc cho phép người nước ngoài làm việc lao động tại Việt Nam được nghỉ thêm 02 kỳ nghỉ này nhằm đảm bảo việc tôn trọng đất nước người lao động đó cũng như người lao động làm việc xa quê hương được tham gia vui chơi, có kỳ nghỉ lễ đúng như người lao động của nước họ.
– Trường hợp ngày nghỉ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần,thì theo quy định tại Luật lao động 2012 thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp của ngày nghỉ hàng tuần đó. Ví dụ trường hợp ngày nghỉ lễ, tết trùng vào thứ bẩy, chủ nhật đối với những người lao động làm việc được nghỉ hàng tuần vào hai ngày cuối tuần này thì sẽ được nghỉ bù vào thứ hai và thứ ba của tuần kế tiếp. Trường hợp mà nơi làm việc quy định về việc chỉ được nghỉ một ngày làm việc vào chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù thêm một ngày thứ hai của tuần kế tiếp.
2. Thế nào là người lao động? Khái niệm người lao động?
– Người lao động được hiểu là người từ đủ 15 tuổi trở lên, tham gia làm việc khi đã có hợp đồng lao động ký kết cụ thể về các điều khoản, nội dung công việc đúng với vị trí việc làm của hai bên người sử dụng lao động và người lao động. Khi đã đạt được thỏa thuận hai bên cùng ký vào hợp đồng thì người lao động được trả lương và làm việc dưới sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động.
– Theo quy định trên thì yêu cầu về tuổi là vấn đề đầu tiên đặt ra đối với người lao động. Tuy nhiên, Luật lao động 2012 vẫn có những quy định riêng cho việc tuyển dụng người lao động dưới 15 tuổi đối với những công việc có tính chất nhẹ nhàng, phù hợp với người lao động dưới 15 tuổi. Việc nhận những người này vào làm việc phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 164 của Luật lao động 2012 gồm:
Chỉ được sử dụng những người từ đủ 13 tuổi đến nhỏ hơn 15 tuổi vào làm những công việc mà đã được Bộ lao động – Thương binh và xã hội quy định chi tiết;
Người sử dụng lao động đối với những lao động này vẫn phải bảo đảm việc ký kết hợp đồng lao động và người đứng ra ký kết với người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật của họ. Việc ký kết hợp đồng phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến nhỏ hơn 15 tuổi. Thời gian làm việc phải được xắp xếp sao cho không ảnh hưởng đến giờ tham gia học tập của trẻ tại trường học. Cuối cùng là phải đảm bảo các điều kiện làm việc, vệ sinh lao động cũng như an toàn lao động phù hợp đúng với lứa tuổi này.
– Đối với những người dưới 13 tuổi thì việc sử dụng lao động phải đảm bảo được các yêu cầu như đối với người từ đủ 13 tuổi đến nhỏ hơn 15 tuổi và sử dụng người lao động vào làm việc đúng theo danh mục quy định tại Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
3. Thế nào là thử việc? Khái niệm lao động thử việc?
– Thử việc ở đây là việc người sử dụng lao động trước khi đưa ra quyết định có chấp nhận người lao động vào làm việc chính thức cho công ty hay không sẽ cho người lao động một thời gian thử thách tùy thuộc vào vị trí công việc.
– Thời gian thử việc cũng được quy định rõ ràng tùy thuộc vào việc người lao động ứng tuyển vào vị trí công việc nào, mức độ phức tạp cũng như tính chất công việc mà người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu về số ngày thử việc. Người sử dụng lao động không được phép thử việc quá 01 lần nếu vẫn là công việc đã qua thời gian thử việc. Thời gian thử việc phải đảm bảo về các điều kiện quy định như sau:
Thời gian thử việc không quá 60 ngày áp dụng với công việc có chức danh nghề yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cấp cao đẳng trở lên;
Thời gian thử việc không quá 30 ngày áp dụng với công việc có chức danh nghề yêu cầu trình độ chuyên môn và kỹ thuật trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, nhân viên nghiệp vụ hay công nhân kỹ thuật.
Còn lại đối với những công việc khác, thời gian thử việc không quá 06 ngày.
– Khi đã kết thúc thời gian thỏa thuận về hoạt động thử việc của người lao động. Người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết về kết quả thử việc trước 03 ngày tính đến thời gian kết thúc công việc . Kết quả ở đây đó là họ có hoàn thành được công việc của mình hay không, trường hợp hoàn thành thì phải ký kết hợp đồng tuyển dụng với người lao động đúng như trong thỏa thuận. Nếu không đạt được mục đích, yêu cầu vị trí tuyển dụng thì phải thanh toán cho họ số lương thử việc như đã thỏa thuận với người lao động.
– Như quy định tại Điều 28, Luật lao động 2012 thì mức lương thử việc mà người sử dụng lao động đưa ra phải ít nhất bằng 85% mức lương chính thức của công việc ứng tuyển.
– Trong khoảng thời gian thử việc thì hai bên có quyền đơn phương chấm dứt thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước với bên còn lại. Vấn đề bồi thường cũng không đặt ra với trường hợp công việc làm không đạt yêu cầu.
Như vậy, thì người lao động được nghỉ lễ, tết theo quy định của Luật lao động 2012 và được hưởng nguyên lương đối với những ngày nghỉ lễ này. Nhưng người lao động ở đây được xác định là người làm việc theo hợp đồng làm việc có thỏa thuận giữa hai bên và hai bên đã ký vào hợp đồng đó đảm bảo thực hiện đúng theo hợp đồng và quy định của pháp luật. Đối với những người làm việc mới đang giai đoạn thử việc thì vấn đề đặt ra ở đây là họ đã có hợp đồng làm việc hay chưa, trường hợp chưa có nghĩa là hai bên chưa có dàng buộc với nhau về mặt pháp lý nên cũng không đề ra việc là bên phía người sử dụng lao động phải trả lương cho họ trong trường hợp này. Và ngược lại.
Việc có trả lương ở đây chỉ may chăng là do sự thỏa thuận giữa hai bên từ trước hay là do bên người sử dụng lao động tự nguyện thực hiện việc trả lương cho người lao động.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
4. Đang thử việc có được hưởng lương ngày nghỉ lễ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đang làm cho một công ty cổ phần và vẫn còn trong
Luật sư tư vấn:
Điều 26 Bộ luật lao động 2012 quy định về thử việc như sau:
“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.”
Điều 115
“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”
Luật sư
Như vậy, theo quy định trên, dù đang trong thời gian thử việc, bạn vẫn được nghỉ những ngày nghỉ lễ theo quy định pháp luật, trong đó có ngày lễ tết và công ty vẫn phải trả lương cho bạn trong những ngày nghỉ lễ đó theo mức lương thử việc mà bạn đang hưởng. Vì thế, trường hợp công ty bạn không trả lương nghỉ lễ tết cho bạn trong thời gian thử việc là không đúng.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giám đốc công ty giải quyết, nếu không được giải quyết, bạn có thể gửi đơn yêu cầu công đoàn cơ sở hoặc hòa giải viên lao động can thiệp.
5. Thời gian thử việc có được tính thời gian nghỉ hàng năm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương gia. Tôi có một số vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:
Công ty tôi là một công ty cổ phần thương mại hoạt động một thời gian dài từ năm 2012 đến nay. Tôi là quản lý bên lao động về việc cho nghỉ phép hay chi trả tiền lương cho công nhân viên trong công ty. Trong nội quy công ty đưa ra có quy định về vấn đề nghỉ phép hàng năm là theo quy định tại Điều 111
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 Điều 111. Nghỉ hằng năm
“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
“1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”
Như vậy, khi xem hai điều luật này nhận thấy, tại điều 111 thời hạn 12 tháng là mức căn cứ đưa ra để tính ngày nghỉ hàng năm của người lao động, còn điều 114 là trường hợp đưa ra mức thời gian để cho nghỉ hàng năm nếu thời gian làm việc dưới 12 tháng đồng thời quy định về hưởng thanh toán tiền thay cho ngày nghỉ.
Như vậy, trường hợp công ty đưa ra nội quy như vậy là chưa đủ, cần bổ sung quy định về việc cho nghỉ hàng năm với lao động có thời gian lao động dưới 12 tháng, và như vậy trường hợp chỉ có thời gian làm dưới 12 tháng sẽ tính ngày nghỉ tương ứng với số thời gian làm việc.
Về việc có cho thời gian thử việc để tính thời gian nghỉ hàng năm hay không thì tại Nghị định 45/2013/ NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
“1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.”
Điều 7. Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm
“Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.”
Như vây, dựa vào các căn cứ nêu trên bạn có thể xem xét việc tính thời gian nghỉ hàng năm là việc cộng thêm cả thời gian thử việc và giải quyết cho người lao động.
6. Chi trả tiền lương trong thời gian thử việc:
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Luật sư, nhờ luật sư tư vấn cho em một trường hợp như thế này. Em làm cho một công ty BĐS lớn của Việt Nam, có tư cách Pháp nhân, với vị trí là trưởng phòng kinh doanh, khi phỏng vấn thỏa thuận lương cơ bản là 12 triệu, thời gian thử việc là 03 tháng hưởng 85% lương cơ bản, nhưng công ty không ký hợp đồng thử việc và trưởng phòng hành chính nhân sự có nói sau 02 tuần người thử việc sẽ được đánh giá, trưởng phòng kinh doanh thì đánh giá nhân viên kinh doanh mới theo biểu mẫu công ty đã gửi cho em rõ ràng sau đó chuyển sang phòng nhân sự xem lại, nếu không đạt được yêu cầu thì cho nghỉ việc và vẫn được hưởng lương từ ngày làm đến nghỉ.
Tuy nhiên em làm được gần 2 tuần thì bị bên đó thông báo đuổi việc bằng tin nhắn qua viber khi em không ở công ty với nhiều lý do nhưng không chính đáng mà em biết lý do không phải thế, vì trong cuộc họp với phòng kinh doanh của em Phó Tổng giám đốc phát biểu nhiều câu không đúng với quy định của công ty mà lúc đó trưởng phòng hành chính nhân sự tức lên nói ‘ông làm vậy có mà loạn công ty’ sau đó trưởng phòng hành chính nhân sự bỏ cuộc họp đi luôn, sau cuộc họp thì em có nhắn tin cho phó tổng rằng anh phát biểu vậy em khó quản lý vì phó tổng bảo cho nhân viên chơi uống trà đá thoải mái trong giờ làm việc, tin nhắn đó vẫn có trên viber vì viber là kênh liên lạc chính nội bộ công ty quy đinh, sau hôm đó em bị sa thải.
Và công ty thông báo không trả lương cho em và nói nhiều người vào đây làm được 03 tuần nghỉ cũng không trả lương. Và hồ sơ của em có công chứng đầy đủ em đòi lại họ không trả mặc dù hồ có công chứng nhưng đã quá 06 tháng không có giá trị pháp lý khi làm chính sách nhưng họ không trả. Cho em hỏi trường hợp của em có lấy lại được tiền lương như thỏa thuận không, có đòi được hồ sơ của em không vì em quê ở xa chưa về quê làm hồ sơ khác được, nếu được thì phải làm những gì qua những cơ quan nào, công ty không trả lương cho nhiều người như vậy trong thời gian thử việc 2-3 tuần có bị phạt gì không, không ký
Luật sư tư vấn:
Theo bạn trình bày, bạn có thời gian thử việc tại công ty bất động sản, theo thỏa thuận mức lương cơ bản là 12 triệu, thử việc 3 tháng và được hưởng 85% lương cơ bản, không ký hợp đồng thử việc. Sau khi bạn làm được 2 tuần thì bạn bị đuổi việc. Công ty không trả lương trong thời gian thử việc như đã thỏa thuận và không trả lại hồ sơ cho bạn.
Theo quy định Điều 26 “
Tiền lương trong thời gian thử việc do các bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Khi kết thúc thời gian làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động và trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, trong thời gian thử việc công ty có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc và không cần báo trước, không phải bồi thường cho bạn nếu việc làm thử của bạn không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Đồng thời công ty phải thanh toán cho bạn tiền lương bằng 85% lương cơ bản như đã thỏa thuận kể cả việc làm thử của bạn không đạt yêu cầu.
Luật sư tư vấn chi trả tiền lương trong thời gian thử việc: 1900.6568
Về việc trả lại hồ sơ của bạn, bạn phải xem lại nội quy công ty nơi bạn làm việc có quy định về việc trả lại hồ sơ nếu không đạt yêu cầu việc làm thử hay không? Và thỏa thuận khi bạn giao kết thử việc với công ty như thế nào? Khi đó xác định bạn có lấy lại được hồ sơ hay không?
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tường trình gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi côn ty có trụ sở hoạt động để yêu cầu giải quyết.