Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Ngày nghỉ lễ có được tính lương không? Cách tính lương ngày lễ theo luật mới?

Tư vấn pháp luật

Ngày nghỉ lễ có được tính lương không? Cách tính lương ngày lễ theo luật mới?

Luật tính lương ngày nghỉ lễ
  • 05/02/202105/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    05/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Các loại ngày nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động? Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết từ năm 2021? Cách tính lương chi tiết ngày lễ, tết cho người lao động? Quy định liên quan đến ngày lễ của người lao động?

    Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực dẫn đến những thay đổi về quy định liên quan đến chế độ, chính sách dành cho người lao động. Ví dụ, người lao động sẽ được tăng thời giờ làm thêm theo tháng, được nghỉ Quốc khánh 02 ngày… Vậy, từ năm 2021, tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết có được tính lương không và được tính như thế nào?

    * Căn cứ pháp lý:

    – Bộ luật Lao động 2019

    Ngày nghỉ lễ người lao động có được trả lương không?

    • 1 1. Các loại ngày nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động
      • 1.1 1.1. Nghỉ phép hàng năm hưởng nguyên lương
      • 1.2 1.2. Ngày nghỉ là ngày lễ, tết
    • 2 2. Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết từ năm 2021
    • 3 3. Cách tính lương chi tiết ngày lễ, tết cho người lao động
      • 3.1 3.1. Cách tính lương ngày lễ, Tết đối với người làm ca ngày
      • 3.2 3.2. Cách tính lương ngày lễ Tết đối với người làm ca đêm
    • 4 4. Quy định liên quan đến ngày lễ của người lao động

    1. Các loại ngày nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động

    1.1. Nghỉ phép hàng năm hưởng nguyên lương

    Theo quy định mới, từ 2021, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    – 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    – 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    – 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động tăng thêm tương ứng 01 ngày.

    Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    Ngoài ra, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

    Xem thêm: Luật sư tư vấn cách tính lương hưu trực tuyến miễn phí

    1.2. Ngày nghỉ là ngày lễ, tết

    Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019 quy định NLĐ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:

    Tên ngày Lễ Thời gian  Số ngày nghỉ 
    Tết Dương lịch Ngày 01/01 1
     Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước 30/04 1
    Ngày Quốc tế Lao động 01/05 1
    Ngày Quốc khánh 02/09 2
    Tết Nguyên đán Mùng 1/1 Âm lịch 5
    Ngày Giỗ tổ Hùng Vương Mùng 10/03 Âm lịch 1

    *Lưu ý: 

    – Tùy vào văn hóa doanh nghiệp, đặc thù công việc, quy định công ty và thỏa thuận giữa NSDLĐ với NLĐ sẽ quy định việc đi làm ngày lễ, Tết được tính lương hay quy ra ngày nghỉ bù tương ứng (thường là ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng) để áp dụng

    – Nếu ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định trùng với lịch nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

    – Từ năm 2021, người lao động sẽ được nghỉ thêm 1 ngày cận kề trước hoặc sau ngày 2/9 trong dịp lễ Quốc khánh.

    – Như vậy, sẽ có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, Tết trong năm mà NLĐ được nghỉ và hưởng nguyên lương

    2. Tiền lương làm việc trong ngày nghỉ, Lễ, Tết từ năm 2021

    Khi người lao động phải đi làm trong ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết được coi là làm thêm giờ. Tiền lương làm thêm giờ từ 2021 được quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.

    Cụ thể, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

    Xem thêm: Cách tính lương công chức viên chức? Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?

    – Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

    – Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

    – Vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ Lễ, Tết.

    Như vậy, từ năm 2021 vẫn giữ nguyên lương làm việc ngày nghỉ, Lễ, Tết của người lao động so với trước đây.

    3. Cách tính lương chi tiết ngày lễ, tết cho người lao động

    3.1. Cách tính lương ngày lễ, Tết đối với người làm ca ngày

    *Trường hợp người lao động hưởng lương theo thời gian:

    Vào ngày nghỉ lễ, nếu người lao động vẫn đi làm thì được chi trả lương ít nhất bằng 300% số lương ngày làm việc bình thường, chưa kể tiền lương của ngày lễ, Tết làm việc đó. Như vậy, nếu đi làm vào ngày lễ, lương thực nhận sẽ bằng 400% lương ngày bình thường.

    Xem thêm: Cách tính lương, hệ số lương, phụ cấp của cán bộ công chức mới nhất

    Ví dụ: Ông A làm việc 8 tiếng/ ngày trong công ty X. Lương cơ bản 5.200.000đ/ tháng. Tổng số ngày làm việc thực tế là 26 ngày/ tháng. Do tính chất công việc, vào dịp Tết Dương lịch, ông A vẫn đi làm bình thường.

    Cách tính lương ngày lễ của ông A là:

    + Tiền lương mỗi ngày của ông A =  5.200.000 : 26 = 200.000đ/ ngày

    Vì ông A đi làm vào ngày lễ nên tổng tiền lương ông A nhận được là:

    = 200.000 x 4 = 800.000đ/ ngày.

    * Trường hợp NLĐ hưởng lương theo sản phẩm:

    Ví dụ: Chị B làm việc ở công ty X và ăn lương theo sản phẩm (1.000đ/ sản phẩm). Ngày Tết Dương lịch, chị B làm được 200 sản phẩm và không tăng ca.

    Cách tính tiền lương trong ngày lễ của chị B là:

    Xem thêm: Lao động đang thử việc trong thời gian nghỉ lễ có được hưởng lương không?

    = 1.000 x 300% x 200 = 600.000đ/ ngày.

    3.2. Cách tính lương ngày lễ Tết đối với người làm ca đêm

    Theo quy định của pháp luật, giờ làm việc ban đêm bắt đầu từ 22h00 – 06h00 sáng hôm sau (đây là ca làm việc vào ca đêm, không phải giờ làm thêm ban đêm). Người lao động cần chú ý khung thời gian này để có cách tính lương ngày lễ phù hợp.

    *Trường hợp người lao động hưởng lương theo thời gian

    – Cách tính tiền lương ban đêm vào ngày lễ

    Cũng tương tự như người lao động hưởng lương theo thời gian vào ban ngày, người làm việc ca đêm sẽ được hưởng 400% mức lương thực tế nhận được của ngày làm việc bình thường.

     Ví dụ: Anh C làm bảo vệ ca đêm tại công ty X từ 22h00 – 06h00, tiền lương nhận được cho 1 ca trực ban đêm của anh là 256.000đ. Vào ngày 1/1/2021, anh C vẫn đi làm ca đêm bình thường.

    Cách tính lương ngày lễ của anh C là: 256.000đ x 4 = 1.024.000đ/ ca.

    – Tiền lương làm thêm vào ban đêm trong ngày lễ

    Xem thêm: Quy định về cách tính ngày công hưởng lương cho người lao động

    cách tính lương ngày lễ

    Ngoài 30% tính vào giờ làm việc ban đêm, người làm thêm giờ trong khoảng thời gian này còn được cộng thêm 20% tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, Tết.

    Ví dụ: Cũng trong trường hợp của anh C, nếu ngày 1/1, trừ thời gian làm việc chính thức từ 22h – 06h sáng hôm sau, anh C có nhận làm thêm giờ từ 20h00 – 22h00 cùng ngày.

    – Tiền lương mỗi giờ làm việc ca đêm của anh C là: 32.000đ

    => Tiền làm thêm ca đêm trong ngày lễ của anh C là: 

    = [(300% x 32.000) + (30% x 32.000) + 20% x (300% x 32.000] x 2

    = (96.000 + 9.600 + 19.200) x 2 = 249.600đ

    => Tổng tiền lương làm thêm giờ trong ngày lễ của anh C là:

    Xem thêm: Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản mới nhất 2022?

    = 249.600 + 64.000 = 313.600đ (cho 2 giờ làm thêm)

    => Như vậy, người làm thêm vào ban đêm tính theo thời gian trong dịp lễ, Tết sẽ được hưởng tổng cộng 490% lương ngày làm việc bình thường.

    *Trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm

    – Cách tính tiền lương vào ban đêm của người hưởng lương theo sản phẩm

    Cũng như người làm việc vào ban ngày, người lao động tham gia sản xuất vào ban đêm trong ngày lễ, Tết theo sản phẩm sẽ nhận được 300% mức lương tương ứng với số tiền nhận được ngày thường.

    cách tính lương ngày lễ
    Ví dụ: Ngày 30/4, bà C đi làm vào ca đêm bình thường, được biết:

    – Đơn giá sản phẩm của bà C là: 3.000đ/sản phẩm

    – Số sản phẩm bà C làm được là 50 mẫu.

    Xem thêm: Luật sư tư vấn cách tính lương trực tuyến miễn phí

    => Tiền lương làm vào ca đêm của bà C là:

    = (3.000 + 3000 x 30%) x 50 = 195.000đ

    => Tiền lương ca đêm ngày lễ của bà C là:

    = 195.000 x 300% = 585.000đ

    cách tính lương ngày lễ

    – Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

    Ví dụ: Ông D hưởng lương theo sản phẩm, ngày 1/1/2021, ông có làm thêm giờ vào ngày Tết Dương lịch, được biết:

    – Đơn giá tiền lương sản phẩm của ông D là: 2.000đ/1 sản phẩm

    Xem thêm: Ngày Quốc khánh được nghỉ mấy ngày? Được nghỉ 2 ngày từ bao giờ?

    – Ngày 1/1, ông D làm được 50 sản phẩm.

    => Tiền lương nhận được cho thời gian làm thêm vào ngày lễ của ông D là:

    = [(2.000 x 300%) + (2000 x 30%) + 20% x (2.000 x 300%)] x 50

    = (6.000 + 600 + 1.200) x 50 = 395.000đ

    4. Quy định liên quan đến ngày lễ của người lao động

    – Tiền lương được tính thêm trong ngày nghỉ lễ, Tết không phải tham gia BHXH vì đây là khoản thu nhập không thường xuyên của người lao động.

    – Doanh nghiệp muốn tổ chức làm việc trong ngày nghỉ lễ, Tết phải có sự thỏa thuận đồng ý của người lao động. Trường hợp người lao động không đồng ý mà doanh nghiệp vẫn ép đi làm hoặc trả lương thấp hơn quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.

    – Doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm vượt quá 12 giờ/ ngày trong ngày lễ có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.

    – Trường hợp người lao động làm thêm ngày Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được tính trả lương theo ngày Tết

    Xem thêm: Mã ngạch, hệ số lương và cách tính lương nhân viên văn thư lưu trữ

    – Trường hợp người lao động làm thêm ngày nghỉ bù Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được tính trả lương theo ngày nghỉ hàng tuần.

    Nếu doanh nghiệp vi phạm một trong những điểm trên, người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp đến cơ sở công đoàn, ban giám đốc công ty hoặc Phòng LĐ-TB&XH quận (huyện) và các cơ quan cấp cao nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.

    Trên đây là quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết người lao động cần biết. Tuy nhiên, tùy vào từng ca sản xuất, tính chất công việc mà pháp luật sẽ quy định thêm từng khoản trợ cấp khác nhau, bạn cần tìm hiểu chi tiết để đảm bảo quyền lợi cho mình. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.

    Xem thêm: Đi làm ngày nghỉ bù nghỉ lễ có được tính hưởng lương không?

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.251 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cách tính lương

    Ngày nghỉ lễ có được tính lương không

    Nghỉ lễ

    Nghỉ Tết

    Thời gian nghỉ lễ Tết


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Lương giáo viên tiểu học (cấp 1) là bao nhiêu? Cách tính mới?

    Cách tính lương giáo viên tiểu học? Quy định về bậc lương giáo viên tiểu học? Quy định về cách bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học? Các loại phụ cấp được hưởng? Mức đóng các loại bảo hiểm?

    Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Kèm ví dụ cụ thể?

    Lương hưu là gì? Đối tượng được tính lương hưu bình quân 5 năm cuối? Thủ tục hưởng lương hưu? Ví dụ về cách tính lương hưu 5 năm cuối?

    Cách tính lương giáo viên các cấp Tiểu học, THCS và THPT

    Khái quát về các cấp Tiểu học, THCS và THPT? Trường Tiểu học, THCS và THPT dịch sáng tên tiếng Anh là gì? Cách tính lương giáo viên các cấp Tiểu học? Cách tính lương giáo viên các cấp THCS? Cách tính lương giáo viên các cấp THPT?

    Cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Lương hưu là gì? Tìm hiểu vể bảo hiểm xã hội tự nguyện? Phương thức và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Điều kiện và cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

    Thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên

    Thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên? Hướng dẫn làm thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên?

    Ngày Quốc khánh được nghỉ mấy ngày? Được nghỉ 2 ngày từ bao giờ?

    Lịch nghỉ lễ 02/9/2022? Quốc khánh 2022 được nghỉ mấy ngày? Nghỉ lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 2022 vào thứ mấy? Cách tính lương khi đi làm ngày lễ Quốc khánh năm 2022?

    Lương khi đi làm ngày Lễ, Tết? Lao động có được nghỉ bù không?

    Quy định của pháp luật về ngày nghỉ lễ, tết? Đi làm vào ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương như thế nào? Đi làm vào ngày nghỉ lễ, tết có được nghỉ bù không?

    KPIs là gì?​ Ý nghĩa, phân loại và cách xây dựng của KPIs?

    KPIs là gì?​ Ý nghĩa của KPIs? Phân loại KPIs? Cách xây dựng của KPIs?

    Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết mới nhất

    Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết là gì? Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết để làm gì? Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Tham khảo một số mẫu biên bản khác liên quan?

    Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông

    Tính Lương cho giáo viên trung học phổ thông là gì? Tính Lương cho giáo viên trung học phổ thông tiếng anh là gì? Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Lao động chưa thành niên là gì? Quy định về việc sử dụng lao động chưa thành niên?

    Lao động chưa thành niên là gì? Quy định về việc sử dụng lao động chưa thành niên?

    Khái niệm lãnh thổ quốc tế là gì? Lãnh thổ và biên giới quốc gia theo Luật quốc tế?

    Lãnh thổ quốc tế là gì? Lãnh thổ quốc gia trong Luật Quốc tế? Biên giới quốc gia theo Luật Quốc tế?

     

    Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quy định của pháp luật về liên hiệp hợp tác xã?

    Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quy định của pháp luật về liên hiệp hợp tác xã?

    Liên đoàn lao động là gì? Chức năng nhiệm vụ cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh?

    Liên đoàn lao động là gì? Chức năng, nhiệm vụ cơ quan Liên đoàn lao động tỉnh?

    Tội loạn luân là gì? Tội loạn luận theo quy định Bộ luật hình sự?

    Loạn luân là gì? Tội loạn luân là gì? Quy định về tội loạn luân theo quy định Bộ luật hình sự? Tội loạn luân trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới? Thực trạng về tội loạn luân?

    Nội chính là gì? Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?

    Nội chính là gì? Cơ quan nội chính là gì? Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Các quy định về Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?

    Niêm yết chứng khoán là gì? Trình tự thủ tục niêm yết chứng khoán tại Việt Nam?

    Niêm yết chứng khoán (Listing of Securities) là gì? Niêm yết chứng khoán tiếng Anh là gì? Phân loại niêm yết chứng khoán? Mục đích của việc niêm yết chứng khoán? Trình tự thủ tục niêm yết chứng khoán tại Việt Nam?

    Miễn trừ ngoại giao là gì? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao?

    Miễn trừ ngoại giao là gì? Quy định về quyền miễn trừ và ưu đãi ngoại giao?

    Khái niệm pháp luật quốc gia là gì? Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

    Pháp luật quốc gia là gì? Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Pháp luật Việt Nam trong mối quan hệ với luật quốc tế?

    Phạt là gì? Xử phạt là gì? Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?

    Phạt là gì? Xử phạt là gì? Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?

    Phê chuẩn là gì? Phê duyệt là gì? So sánh phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế?

    Phê chuẩn (Ratify) là gì? Phê duyệt (Approval) là gì? Phê chuẩn, phê duyệt trong Tiếng Anh là gì? So sánh phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế? Ý nghĩa của thủ tục phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế?

    Phiên họp của Ủy ban nhân dân là gì? Tiến hành phiên họp thường kỳ của UBND?

    Phiên họp của Ủy ban nhân dân là gì? Phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân? Bình luận quy định của pháp luật về phiên họp của Ủy ban nhân dân?

    Phiên họp của Chính phủ là gì? Quy định về phiên họp thường kỳ của Chính phủ?

    Phiên họp của Chính phủ là gì? Quy định về phiên họp của Chính phủ?

    Phong tục là gì? Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội?

    Phong tục là gì? Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội?

    Phong tỏa tài sản là gì? Trường hợp tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản?

    Phong tỏa tài sản là gì? Trường hợp Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản? Trách nhiệm do áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng? Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản?

    Phòng ngừa hành chính là gì? Quy định về các biện pháp phòng ngừa hành chính?

    Phòng ngừa hành chính là gì? Quy định về các biện pháp phòng ngừa hành chính? Vai trò của phòng ngừa hành chính? Giới hạn áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính?

    Hình sự hóa là gì? Quy định về hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự?

    Hình sự hóa là gì? Quy định về hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự? Thực tiễn vấn đề hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

    Niêm phong là gì? Niêm phong và mở niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự?

    Niêm phong là gì? Niêm phong vật chứng là gì? Mở niêm phong là gì? Niêm phong và mở niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự?

    Nuôi dưỡng là gì? Nghĩa vụ nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ?

    Nuôi dưỡng (Alimentation) là gì? Nuôi dưỡng tiếng Anh là gì? Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ? Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đới với con cái? Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

    Nội luật hóa là gì? Khái niệm về cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế?

    Nội luật hóa là gì? Nội luật hóa điều ước quốc tế là gì? Cách thức nội luật hóa điều ước quốc tế? Đặc điểm của nộ luật hóa điều ước quốc tế? Tình hình nội luật hóa pháp luật quốc tế trong một số lĩnh vực tại Việt Nam?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá