Thủ tục yêu cầu hòa giải ở cơ sở. Thời hạn tổ chức hòa giả ở cơ sở sau khi có đơn yêu cầu là bao lấu?
Thủ tục yêu cầu hòa giải ở cơ sở. Thời hạn tổ chức hòa giả ở cơ sở sau khi có đơn yêu cầu là bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Nhà em có tranh chấp quyền sử dụng đất vườn với nhà hàng xóm. Bố em đã làm đơn yêu cầu hòa giải tới tổ hòa giải ở bản. Hòa giải lần đầu, tổ hòa giải tuyên bố đất thuộc quyền sử dụng của gia đình em. Sau hai tuần, bà hàng xóm đã đi phá hết chỗ ngô mới trồng. Bố em cũng đã làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến tổ hòa giải ở bản nhưng đến nay đã được 1 tháng mà tổ hòa giải vẫn chưa tiến hành hòa giải. Em muốn hỏi là có phải hòa giải viên đã vi phạm nguyên tắc tổ chức hòa giải. Gia đình em phải làm gì để được tổ chức hòa giải. Nếu tổ hòa giải vẫn không hòa giải thì gia đình em phải làm đơn gửi đến đâu, làm những giấy tờ gì? Em cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
2. Nội dung tư vấn:
Tại khoản 1 Điều 10 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định:
1. Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
Điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở 2013 quy định về các căn cứ tiến hành hòa giải ở cơ sở như sau:
Điều 16. Căn cứ tiến hành hòa giải
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo thông tin bạn cung cấp bà hàng xóm phá hết ruộng ngô mà gia đình bạn trồng, vì vậy bố bạn đã nộp đơn tới tổ hòa giải của bản nhưng đã được 1 tháng vẫn chưa tiến hành hòa giải. Việc bố bạn gửi đơn yêu cầu hòa giải tới tổ hòa giải là một trong những căn cứ để tiến hành hòa giải ở cơ sở. Do đó, hòa giải viên có trách nhiệm tiến hành hòa giải. Trogn trường hợp này gia đình bạn có thể liên hệ trực tiếp để yêu cầu hòa giải viên tiến hành hòa giải. Thủ tục hòa giải tại cơ sở được tiến hành theo quy định tại Điều 21 Luật hòa giải ở cơ sở 2013 như sau:
Điều 21. Tiến hành hòa giải
1. Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
2. Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
3. Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, bạn trình bày việc bà hàng xóm phá ngô nhà bạn trồng là do có tranh chấp quyền sử dụng đất với nhau. Tuy trước đó đã từng hòa giải tại bản, kết quả hòa giải là đất thuộc về gia đình bạn nhưng việc bà hàng xóm không thực hiện theo thỏa thuận có thể do thay đổi thỏa thuận khi hòa giải. Nghĩa là tranh chấp quyền sử dụng đất của hai bên tiếp tục này sinh. Trong trường hợp này nếu tổ hòa giải cơ sở không giải quyết hoặc không giải quyết được, gia đình bạn có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để được giải quyết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013:
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Do vậy, nếu hiện nay hai gia đình không thể hòa giải được thì gia đình bạn làm và gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để được hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Trong trường hợp đã giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã mà không thành thì gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân để được giải quyết.