Quy định về hợp đồng công chứng? Giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu? Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu? Thủ tục yêu cầu giải quyết tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu? Hậu quả pháp lý của hợp đồng công chứng vô hiệu?
Hiện nay, trong các quan hệ giao dịch dân sự nhằm mục đích để đảm bảo tính pháp lý theo yêu cầu của pháp luật, đối với một số trường hợp bắt buộc thì các chủ thể là người tham gia giao dịch dân sự, người thực hiện hành vi pháp lý đơn phương sẽ yêu cầu công chứng viên chứng nhận các loại hợp đồng, tài liệu theo quy định pháp luật. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu chỉ xảy ra khi có các hành vi vi phạm pháp luật. Trên thực tế , để một hợp đồng công chứng vô hiệu thì cần phải tuân thủ các quy định cụ thể của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thủ tục yêu cầu giải quyết tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về hợp đồng công chứng:
Theo khoản 1 Điều 2
– Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch.
– Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt sau đây gọi là bản dịch.
Theo quy định của pháp luật các loại hợp đồng, giao dịch, bản dịch cần phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Hợp đồng công chứng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên liên quan đến các giao dịch dân sự hoặc trong các lĩnh vực khác được lập thành văn bản và được công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng đó.
Trên thực tế, hiện nay, việc công chứng hợp đồng sẽ được thực hiện thường xuyên trong giao dịch mua bán nhà đất. Nguyên tắc của giao dịch này là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu:
Giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu thực chất được hiểu là một việc dân sự.
Theo quy định tại Điều 361
Như vậy, giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu là trường hợp yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu không bị tranh chấp. Không bị tranh chấp bao gồm cả trường hợp các đương sự thỏa thuận và cả trường hợp không có thỏa thuận nhưng không có tranh chấp cụ thể như là trường hợp có một trong những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã chế).
Theo quy định của pháp luật thi đương sự trong việc dân sự không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu là một loại việc dân sự đặc biệt nên việc xác định đương sự, xác định phạm vi giải quyết cũng có những yếu tố đặc biệt cần được lưu ý.
3. Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu:
Các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu bao gồm:
– Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu.
– Các chủ thể là người yêu cầu công chứng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu.
– Các chủ thể là người làm chứng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu.
– Các chủ thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu.
Các chủ thể là người có quyền yêu cầu Tòa tuyên hủy hợp đồng công chứng khi các chủ thể đó có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng.
Căn cứ để các chủ thể thực hiện việc khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng công chứng vô hiệu được căn cứ vào những hành vi vi phạm pháp luật về công chứng cụ thể như là công chứng viên không đúng thẩm quyền, không tuân thủ trình tự, thủ tục công chứng theo quy định pháp luật hoặc hợp đồng công chứng bị làm giả hoặc các căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 27
4. Thủ tục yêu cầu giải quyết tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu:
4.1. Nội dung đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu:
Đơn yêu cầu bao gồm những nội dung theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cụ thể như sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu.
– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu.
– Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu.
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng công chứng.
– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết (nếu có).
– Các thông tin khác mà các chủ thể là người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
– Các chủ thể là người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Kèm theo đơn yêu cầu sẽ là các loại tài liệu, chứng cứ được sử dụng nhằm để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
4.2. Thủ tục thực hiện yêu cầu giải quyết tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu:
– Các chủ thể là người yêu cầu nộp đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu đến Tòa án có thẩm quyền.
– Tòa án sẽ chuẩn bị xét đơn yêu cầu của các chủ thể đó. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu là một tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Khi đã hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
– Sau khi thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án có thẩm quyền sẽ phải
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử đơn yêu cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.
– Theo quy định của pháp luật kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp và trong thời hạn 15 ngày, Tòa án phải mở phiên hợp để xét đơn yêu cầu.
– Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu. Dựa vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu.
Trong trường hợp đơn yêu cầu không được Tòa án xem xét và giải quyết, các chủ thể là người yêu cầu có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định cụ thể tại khoản 11 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
5. Hậu quả pháp lý của hợp đồng công chứng vô hiệu:
Trong trường hợp Tòa án đã giải quyết về yêu cầu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu là đã xem xét cả về thủ tục và nội dung của hợp đồng đó nên nếu tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu mà không tuyên giao dịch vô hiệu thì cũng là đã giải quyết tranh chấp về giao dịch, các chủ thể có liên quan không được khởi kiện lại về giao dịch này theo quy định của pháp luật hiện hành.