Thế nào là trích lục bản đồ địa chính? Các trường hợp cần xin trích lục bản đồ địa chính. Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính. Mẫu trích lục hồ sơ địa chính.
Trích lục bản đồ địa chính có ý nghĩa rất lớn, giúp cho cơ quan nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai, tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Từ bản trích lục bản đồ địa chính này người sử dụng đất có thể được cung cấp đầy đủ thông tin về thửa đất, tọa độ khu đất của mình để từ đó họ có thể xác định và dễ dàng thực hiện các quyền đối với chính thửa đất của mình. Dưới đây là thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Luật đất đai 2013
–
– Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính
– Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai
Mục lục bài viết
1. Thế nào là trích lục bản đồ địa chính?
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.(Khoản 4 Điều 3 Luật đất đai 2013)
Theo đó, trích lục bản đồ địa chính được hiểu là việc sao chép các dữ liệu trên bản đồ địa chính để người dân có thể biết được thông tin, tọa độ thửa đất của mình.
2. Các trường hợp cần xin trích lục bản đồ địa chính:
Các trường hợp cần có trích lục bản đồ địa chính:
+ Trích lục bản đồ địa chính để đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm b Khoản 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
+ Trích lục bản đồ địa chính để giải quyết tranh chấp đất đai. Trong trường hợp này bản trích lục bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính qua các thời kì sẽ là tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp quy định tại Khoản 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
+ Trích lục bản đồ địa chính để cấp lại giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất quy định tại Khoản 3 Điều 77 Luật đất đai 2013
+ Trong hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì khi có yêu cầu, người xin giao đất, cho thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm có bản trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính, quy định tại Điểm d Khoản 3 Thông tư 30/2014/NĐ-CP
+ Khi người dân có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và đã được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì tại điểm đ Khoản 6
+ Trong trường hợp nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, phải chuẩn bị các bộ hồ sơ cần có trích lục bản đồ địa chính là thành phần như sau: Hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Khoản 3 Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT); Hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc (Điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT); Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).
3. Thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
+ Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo mẫu 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của bộ tài nguyên môi trường
+ Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người dân nộp hồ sơ tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai, quy định tại Điều 15 thông tư 34/2014/TT-BTNMT
+ Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Người dân có yêu cầu xin trích lục bản đồ địa chính thì có thể nộp đơn yêu cầu trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai hoặc gửi qua đường công văn, fax, bưu điện hoặc có thể gửi qua thư điện tử, qua cổng thông tin đất đai
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý thông tin:
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của phiếu và văn bản yêu cầu.
– Trong trường hợp phiếu yêu cầu trích lục bản đồ địa chính của người yêu cầu thuộc vào trường hợp không được cấp bản trích lục thì phải trả lời bằng văn bản của người yêu cầu bằng văn bản và nêu rõ lý do
– Các trường hợp không được cấp dữ liệu đất đai:
+ Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
+ Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
+ Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
+ Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
– Tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm những khoản chi phí sau:
+ Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
+ Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
+ Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính xong, cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai sẽ thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả:
Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày
Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo
Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
4. Mẫu trích lục hồ sơ địa chính:
Mẫu trích lục bản đồ địa chính có các nội dung chính sau:
– Số thứ tự thửa đất
– Diện tích
– Tên người sử dụng đất
– Mục đích sử dụng đất
– Địa chỉ thường trú của người sử dụng đất
– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
– Bản vẽ thửa đất
+ Sơ đồ thửa đất
+ Các thông số liên quan của thửa đất
* Dưới đây là phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo mẫu số 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT
Mẫu số 01/PYC (Kèm theo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……., ngày ….. tháng ….. năm ……… | PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Vào sổ tiếp nhận hồ sơ: …… Giờ … phút, ngày …/…/… Quyển số .. Số thứ tự …… Người nhận hồ sơ |
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
Kính gửi: ……
1. Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu:
……….
Đại diện là ông (bà) …. Số CMTND/Hộ chiếu ………
cấp ngày …../…../……. tại ……; Quốc tịch ……….
2. Địa chỉ: …………
3. Số điện thoại ……; fax ……; E-mail: …… ;
4. Danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của Thửa đất số ……, địa chỉ
Đánh dấu “X” vào nội dung cần cung cấp thông tin):
□ Thửa đất 1 □ Người sử dụng đất 2 □ Quyền sử dụng đất □ Tài sản gắn liền với đất □ Tình trạng pháp lý | □ Lịch sử biến động □ Quy hoạch sử dụng đất □ Trích lục bản đồ □ Trích sao GCNQSDĐ □ Giao dịch đảm bảo | □ Hạn chế về quyền □ Giá đất □ Tất cả thông tin trên |
5. Mục đích sử dụng dữ liệu:
………….
6. Hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả: ……… bộ
□ Bản giấy sao chụp □ Gửi EMS theo địa chỉ | □ Nhận tại nơi cung cấp □ Fax | □ Lưu trữ điện tử USB, CD |
7. Cam kết sử dụng dữ liệu: Tôi cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật và không cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.
NGƯỜI YÊU CẦU (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là cơ quan, tổ chức) |
1 Dữ liệu Thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ BĐĐC, diện tích, địa chỉ.
2 Dữ liệu Người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ.