Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Bạn cần biết » Giáo dục » Liên kết gen là gì? Hoán vị gen là gì? Bài tập Sinh học lớp 12

Giáo dục

Liên kết gen là gì? Hoán vị gen là gì? Bài tập Sinh học lớp 12

  • 06/12/202206/12/2022
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    06/12/2022
    Giáo dục
    0

    Liên kết gen là gì? Hoán vị gen là gì? Bài tập Sinh học lớp 12? Nội dung liên kết gen? Sơ đồ lai liên kết gen? Nội dung hoán vị gen? Sơ đồ lai hoán vị gen? Phương pháp giải bài tập quy luật liên kết gen?

    Liên kết gen và hoán vị gen là hai kiến thức sinh học có trong chương trình học lớp 12 tại Việt Nam. Vậy liên kết gen là gì? Hoán vị gen là gì? Bài tập Sinh học lớp 12 về liên kết gen và hoán vị gen giải như thế nào?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Liên kết gen là gì?
    • 2 2. Nội dung liên kết gen:
      • 2.1 2.1 Thí nghiệm lai ruồi giấm của moocgan:
      • 2.2 2.2. Nội dung:
      • 2.3 2.3. Cơ sở tế bào học:
      • 2.4 2.4 Ý nghĩa:
    • 3 3. Sơ đồ lai liên kết gen:
    • 4 4. Hoán vị gen là gì?
    • 5 5. Nội dung hoán vị gen:
      • 5.1 5.1. Thí nghiệm của moocgan:
      • 5.2 5.2. Nội dung quy luật hoán vị gen:
      • 5.3 5.3. Cơ sở tế bào học:
      • 5.4 5.4. Ý nghĩa của hoán vị gen:
    • 6 6. Sơ đồ lai hoán vị gen:
    • 7 7. Bài tập Sinh học lớp 12 – Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen:
    • 8 8. Phương pháp giải bài tập quy luật liên kết gen

    1. Liên kết gen là gì?

    Liên kết gen là hiện tượng các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau. Nhóm gen liên kết là nhóm gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau. Số lượng nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

    2. Nội dung liên kết gen:

    2.1 Thí nghiệm lai ruồi giấm của moocgan:

      

    Ptc: Thân xám, cánh dài  x  Thân đen cánh cụt

    F1:         100% Thân xám, cánh dài

    Lai phân tích con đực F1:

    Pa:    ♂ F1 x ♀ thân đen, cánh cụt

    Fa: 1 Thân xám, cánh dài : 1 Thân đen, cánh cụt

    → Ta nhận thấy tỉ lệ kiểu hình chung của các tính trạng trong thí nghiệm khác tỉ lệ kiểu hình lai phân tích trong phân li độc lập (1:1:1:1) → 2 cặp gen này nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn.

    2.2. Nội dung:

    Các gen nằm trên một NST phân ly và tổ hợp cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng quy định.

    Các gen nằm trên cùng 1 NST phân li cùng nhau làm thành 1 nhóm gen liên kết.Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương đương với số NST trong bộ đơn bội của loài đó. Số nhóm tính trạng bằng số nhóm gen liên kết.

    2.3. Cơ sở tế bào học:

    Mỗi NST được cấu tạo bởi 1 phân tử ADN, gen là 1 đoạn phân tử ADN, do đó mỗi NST chứa nhiều gen, các gen xếp thành hàng dọc trên NST.

    Sự phân li của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của các NST trong thụ tinh đã dẫn tới sự phân li và tổ hợp của các gen trên cùng 1 NST.

    Các gen càng nằm gần nhau trên một NST thì liên kết càng chặt chẽ, các gen càng nằm xa nhau thì lực liên kết càng yếu.

    2.4 Ý nghĩa:

    Liên kết gen giúp hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp và đảm bảo các tính trạng luôn di truyền cùng nhau nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn lọc những tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

    3. Sơ đồ lai liên kết gen:

    4. Hoán vị gen là gì?

    Có thể hiểu, hoán vị gen là hiện tượng đổi chỗ cho nhau của các gen tương ứng trên một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng. Sau khi hoán vị gen kết thúc, số giao tử và sự biến dị tổ hợp sẽ tăng lên.

    5. Nội dung hoán vị gen:

    5.1. Thí nghiệm của moocgan:

    P: Thân xám, cánh dài  ×  Thân đen, cánh cụt

    F1:         100% Thân xám, cánh dài

    Lai phân tích con cái F1

    Pa:        ♀ F1 thân xám, cánh dài×  ♂ thân đen, cánh cụt

    Fa:  0,415 Thân xám, cánh dài : 0,415 Thân đen, cánh cụt

          0,085 Thân xám, cánh cụt : 0,085 Thân đen, cánh dài

    Giải thích kết quả thí nghiệm

    Trong phép lai phân tích: ta nhận thấy ruồi đực đen, cụt luôn cho ra một loại giao tử ab, ruồi cái F1 giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ AB = ab = 0,415 ; Ab = aB = 0,085, do đó số loại và tỉ lệ KH ở đời phép lai phân tích phụ thuộc vào số loại và tỉ lệ giao tử của con cái F1 đem lai.

    Để giải thích hiện tượng con cái xám, dài dị hợp cho 4 loại giao tử với tỉ lệ không bằng nhau, Moocgan đưa ra giả thuyết liên kết gen không hoàn toàn (hoán vị gen).

    5.2. Nội dung quy luật hoán vị gen:

    Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau, dẫn đến hoán vị gen làm xuất hiện tổ hợp gen mới.

    5.3. Cơ sở tế bào học:

    Ở kì đầu của Giảm phân I có hiện tượng tiếp hợp của các cặp NST tương đồng theo chiều dọc, gen alen đối diện nhau, 2 trong 4 cromatit khác nguồn gốc trao đổi đoạn tương ứng → dẫn đến sự hoán vị của các gen tương ứng → tổ hợp lại các gen không alen.

    Các gen nằm càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra hoán vị gen.

    5.4. Ý nghĩa của hoán vị gen:

    Tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp làm cho SV đa dạng, phong phú, làm nguyên liệu thứ cấp cho chọn giống và tiến hoá. Vì vậy các gen liên kết đồng hợp hay chỉ có 1 cặp dị hợp thì sự hoán vị gen sẽ không có hiệu quả.

    Nhờ hoán vị gen mà những gen quý trên các NST tương đồng có khả năng tổ hợp với nhau làm thành nhóm gen liên kết mới. Điều này rất có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

    Thông qua việc xác định tần số hoán vị gen người ta có thể lập bản đồ di truyền.

    6. Sơ đồ lai hoán vị gen:

    Đặc điểm của hoán vị gen: 

    Thứ nhất, Tần số hoán vị gen (f) bằng tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

    Thứ hai, Tần số hoán vị gen giữa 2 locut gen nào đó luôn ⩽50%”>⩽50%.

    Thứ ba, Hoán vị gen phụ thuộc vào giới tính ở một số loài: ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái, ở tằm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực.

    Thứ tư, Để xác định tần số hoán vị gen, người ta thường dùng phép lai phân tích.

    7. Bài tập Sinh học lớp 12 – Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen:

    Bài 1 (trang 49 SGK Sinh học 12): Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?

    Lời giải:

    Để phát hiện 2 gen nào đó có liên kết hay phân li độc lập ta dùng phép lai phân tích.

    – Nếu kết quả phép lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1: 1 : 1 thì 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau.

    – Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1 : 1 thì 2 gen liên kết với nhau hoàn toàn.

    – Nếu kết quả phép lai phân tích cho 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, trong đó 2 loại kiểu hình chiếm đa số (trên 50%) thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST đã xảy ra hoán vị gen.

    Bài 2 (trang 49 SGK Sinh học 12): Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?

    Lời giải:

    Để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST ta có thể dùng các phép lai. Tuy nhiên, tốt nhất là dùng phép lai phân tích. Vì dựa vào kết quả của phép lai phân tích, người ra dễ dàng xác định được tần số hoán vị gen, mà tần số hoán vị gen là thước đo khoảng cách giữa các gen trên NST.

    Bài 3 (trang 49 SGK Sinh học 12): Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen liên kết?

    Lời giải:

    – Các gen liên kết là các gen quy định một tính trạng cùng nằm trên một NST và di truyền cùng nhau.

    – Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là 4 nhóm gen liên kết.

    Bài 4 (trang 49 SGK Sinh học 12): Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?

    Lời giải:

    Muốn biết được 2 gen có khoảng cách bằng 50cm lại cùng nằm trên một NST, ta phải xét tới gen thứ 3 nằm giữa 2 gen đó (nghĩa là cách đều 2 gen đó).

    Khi hai gen nằm gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì chỉ có một số tế bào bước vào giảm phân xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen. Vì vậy, tỉ lệ % giao tử có hoán vị gen trên tổng số giao tử luôn nhỏ hơn 50%. Thực tế, các gen nằm càng xa nhau trên nhiễm sắc thể thì xác suất để xảy ra trao đổi chéo giữa chúng càng lớn và ngược lại. Đối với các nhiễm sắc thể lớn, những gen nằm ở hai đầu của nhiễm sắc thể thì hoán vị gen xảy ra ở hầu hết các tế bào khi bước vào giảm phân và khi đó tần số hoán vị gen có thể bằng 50%.

    Ví dụ: tần số hoán vị gen giữa A và B là 50%, giữa A và C là 30%, giữa B và C là 20% → A và B phải cùng nằm trên 1 NST .

    8. Phương pháp giải bài tập quy luật liên kết gen

    Dạng 1: Xác định tỉ lệ giao tử

    Các kiến thức cơ bản.

    Gọi n là số cặp NST tương đồng (=> số nhóm liên kết gen = n), đều chứa ít nhất một cặp gen dị hợp, công thức tổng quát: số kiểu giao tử = 2n

    Gọi a (a ≤ n) là số cặp NST tương đồng đều chứa các cặp gen đồng hợp, các cặp NST tương đồng còn lại (n – a) đều chứa ít nhất một cặp gen dị hợp => công thức tổng quát: số kiểu giao tử = 2n-a

    Bài tập minh họa: Biết trong quá trình giảm phân, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu gen như sau:

    1. (AB / ab)                           2. (Ab / aB)                          3. (AbD / aBd)                                 4. (Aa, BD / bd)

    Lời giải:

    1. Kiểu gen (AB / ab): 2 kiểu giao tử AB = ab = 1/2

    2. Kiểu gen (Ab / aB): 2 kiểu giao tử Ab = aB = 1/2

    3. Kiểu gen (AbD / aBd): 2 kiểu giao tử AbD = aBd = 1/2

    4. Kiểu gen (Aa, BD / bd): 4 kiểu giao tử ABD = aBD = Abd = abd = 1/4

    Dạng 2: Biết gen trội, lặn – kiểu gen của p. Xác định kết quả lai.

    Cách giải:

    Bước 1: Quy ước gen

    Bước 2: Xác định tỉ lệ giao tử của P

    Bước 3: Lập bảng suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau.

    Chú ý: trường hợp có nhiều nhóm liên kết gen, dùng phép nhân xác suất hoặc sơ đồ phân nhánh phân nhánh để tính tỉ lệ kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình.

    Bài tập minh họa: Ở cà chua, A quy định cây cao, a quy định cây thấp; B quy định quá tròn, b quy định qủa bầu; D quy định chím sớm, d quy định chím muộn .Trong quá trình di truyền , các gen nằm trên cùng một cặp NST, liên kết gen hoàn toàn. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình các phép lai sau:

    P1 :      ♀         (AB / ab)          x          ♂ (AB / ab)

    P2 :      ♀         (AbD / aBd)     x          ♂ (AbD / aBd)

    P3 :      ♀         (Aa, BD / bd)    x          ♂ (Aa, BD / bd)

    Hướng dẫn giải:

    Quy ước gen :            A:      cây cao;       B: quả tròn;       D: chím sớm

                                       a:      cây thấp;       b: quả bầu;       d: chím muộn

    P1:      ♀                     (AB / ab)          x         ♂ (AB / ab)

    GP1:                           ( AB: ab)                      (AB : ab)

    KG F1:                        1(AB / AB)       :           2 (AB / ab)  : 1 (ab / ab)

    Tỉ lệ kiểu hình : 3 cây cao, quả tròn : 1 cây thấp quả bầu

    P2:                  ♀         (AbD / aBd)     x                      ♂ (AbD / aBd)

    GP2:                  ( AbD : aBd)    ;                       ( AbD : aBd)

    F2: Tỉ lệ kiểu gen F1 -1 : 1(AbD / AbD) : 2(AbD / aBd) : 1(aBd / aBd)

    Tỉ lệ kiểu hình: 1 cây cao, quả bầu, cính sớm : 2 cây cao, quả tròn, chím sớm : 1 cây thấp, quả tròn, chín muộn

    P3:      ♀         (Aa, BD / bd)    x          ♂ (Aa, BD / bd)

    GP: ( A BD : A bd : a BD : a bd) ; ( A BD : A bd : a BD : a bd)

    F1: Tỉ lệ kiểu gen : (1 AA : 2 Aa : 1 aa) (1 (BD / BD) : 2(BD / bd) : 1(bd / bd) = …

    Tỉ lệ kiểu hình : (3cao : 1thấp) (3tròn, sớm : 1bầu, muộn) = 9 cây cao, quả tròn, chín sớm : 3 cây cao, quả bầu, chín muộn : 3cây thấp, quả tròn,chín sớm : 1cây thấp, quả bầu, chín muộn.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Hoán vị gen

    Liên kết gen


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Di truyền liên kết là gì? Nguyên nhân, ý nghĩa? Xảy ra khi nào?

    Khái niệm của di truyền liên kết? Tìm hiểu về di truyền liên kết qua thí nghiệm của Morgan? Nguyên nhân và ý nghĩa của di truyền liên kết? Như thế nào là quá trình tái kết hợp đồng nhất? Tìm hiểu về sự tái tổ hợp của các gen liên kết?Một số điều thú vị về gen (Có thể bạn đã biết)? Một số câu hỏi thường gặp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ