Thủ tục xin cấp lại giấy phép xây dựng do bị rách, nát hoặc mất như thế nào? Dưới đây là bài viết chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục để nhà đầu tư tiến hành xin cấp lại giấy phép đầu tư do bị rách, nát hoặc bị mất.
Mục lục bài viết
1. Giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát có được cấp lại hay không?
Giấy phép xây dựng được hiểu như thế nào? Căn cứ theo quy định tại khoản 17 Điều 3
Căn cứ khoản 1 Điều 100
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên có thể khẳng định: Giấy phép xây dựng bị rách, nát hoặc mất sẽ được cấp lại. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp lại giấy phép xây dựng này dưới hình thức là bản sao giấy phép xây dựng.
2. Thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng:
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung) quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng đã nêu rõ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền được phép điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp. Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung), có thể chỉ ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng trong trường hợp bị mất, rách, nát như sau:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp lại Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải được cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ những công trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp, thực hiện ủy quyền cho Sở Xây dựng tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của những cơ quan này.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý và không thuộc các trường hợp cấp lại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật xây dựng hiện hành, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy phép xây dựng trong trường hợp rách, nát hoặc mất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tùy vào từng dự án đầu tư, vị trí, quy mô và tính chất của dự án để chủ đầu tư xác định rõ thẩm quyền xin cấp lại giấy phép đầu tư sẽ thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào.
3. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát:
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16
Thứ nhất, Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó cần nêu rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu quy định (cấp lại giấy phép xây dựng do bị rách, bị nát hay bị mất. Mẫu đơn được quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 30 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn vê cấp giấy phép xây dựng).
Thứ hai, bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp bị rách, nát. Đối với trường hợp Giấy phép xây dựng bị mất, cá nhân, chủ đầu tư cần viết bản cam kết chịu trách nhiệm về việc thất lạc giấy phép xây dựng.
Số lượng: 02 (hai) bộ hồ sơ.
4. Trình tự tiến hành xin cấp lại giấy phép xây dựng bị mất, rách, nát:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung) và điểm c khoản 3 Điều 16 Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 30 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn vê cấp giấy phép xây dựng đã chỉ rõ về trình tự, thủ tục thực hiện các bước xin cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Cá nhân, chủ đầu tư cần chuẩn bị 02 (hai) bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ đã được nêu trên (mục 3.1. gồm: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó cần nêu rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu quy định (cấp lại giấy phép xây dựng do bị rách, bị nát hay bị mất. Mẫu đơn được quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 30 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn vê cấp giấy phép xây dựng); bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp bị rách, nát; và đối với trường hợp Giấy phép xây dựng bị mất, cá nhân, chủ đầu tư cần viết bản cam kết chịu trách nhiệm về việc thất lạc giấy phép xây dựng
Bước 2: Nộp hồ sơ. Chủ đầu tư, cá nhân có nguyện vọng xin cấp lại Giấy phép xây dựng nộp 02 (hai) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp giấy phép xây dựng.
Chủ đầu tư cần có trách nhiệm nộp lệ phí xin cấp lại giấy phép xây dựng khi nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Mức lệ phí không được quy định cố định theo luật mà do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của từng địa phương quy định sao cho phù hợp với thực tế.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng sẽ có trách nhiệm xem xét cấp lại giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư trong thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi giấy biên nhận cho chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn, chỉ rõ những thiếu sót về giấy tờ, sai sót về mặt nội dung có trong đơn để chủ đầu tư sửa đổi và nộp bổ sung vào hồ sơ.
Bước 4: Trả kết quả. Đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để cấp lại Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin giấy phép xây dựng có đóng dấu đỏ của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền cấp. Lưu ý: Chủ đầu tư cần đến cơ quan có thẩm quyền nhận kết quả đúng hạn, đúng thời gian đã được ghi nhận tại giấy hẹn của cơ quan có thẩm quyền đã cấp cho cá nhân, chủ đầu tư tại thời điểm nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng. Trong trường hợp cá nhân, chủ đầu tư không đến đúng thời hạn, cơ quan có thẩm quyền trả kết quả có quyền từ chối cấp lại Giấy phép xây dựng cho cá nhân, chủ đầu tư.
Ngoài ra, đối với trường hợp, sau khi nghiên cứu, xem xét hồ sơ của nhà đầu tư, nếu cơ quan có thẩm quyền nhận thấy hồ sơ không đủ điều kiện để cấp lại giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư trong thời hạn thì cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm ra thông báo bằng văn bản để trả lời chủ đầu tư và cần nêu rõ lý do từ chối cho chủ đầu tư được biết. Tuy nhiên, nếu trong cơ quan có thẩm quyền không có thông báo, văn bản trả lời theo đúng thời hạn ghi trong giấy bên nhận thì chủ đầu tư được phép tiến hành xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định đã liệt kê, ghi tại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014 số
– Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 30 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn vê cấp giấy phép xây dựng;