Thủ tục xin cấp lại chứng minh thư nhân dân khi không còn giấy tờ tùy thân. Làm lại chứng minh thư nhân dân khi không có giấy tờ gì?
Thủ tục xin cấp lại chứng minh thư nhân dân khi không còn giấy tờ tùy thân. Làm lại chứng minh thư nhân dân khi không có giấy tờ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay Mẹ chồng tôi trong tình trạng rất éo le không biết cách giải quyết như thế nào .Rất mong được sự giúp đỡ của các luật sư và các cấp có thẩm quyền .Mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở Trà Vinh, năm 16 tuổi gì gia cảnh trớ treo nên Mẹ tôi bỏ nhà đi lưu lạc tới Tân Phú, Đồng Nai, sống ở đó đến năm 25 tuổi thì mẹ tôi làm mất giấy chứng minh cho đến ngày hôm nay thì mẹ tôi đã 60 tuổi mà vẩn chưa làm lại giấy chứng minh (đặc biệt hiện giờ không có giấy tờ tùy thân nào cả và cũng không còn Cha – Mẹ hay anh chị em ruột nào ….) Chúng tôi cũng có nhờ chính quyền địa phương nhưng họ phớt lời và cho qua cứ vậy cho đến ngày hôm nay, nay tôi muốn làm lại chứng minh cho mẹ thì phải làm cách nào và bắt đầu từ đâu …rất mong được sự giúp đỡ của các luật sư ạ ?
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật cư trú 2013;
– Thông tư 35/2014/TT-BCA;
– Văn bản hợp nhất 8013/VBHN-BTP.
2. Luật sư tư vấn:
Điều kiện để cấp lại CMND:
+ Đã cấp CMND.
+ Bị mất chứng minh nhân dân.
+ Không thuộc diện đối tượng tạm thời chưa được cấp CMND.
Đối tượng tạm thời chưa được cấp CMND gồm:
+ Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại giam, nhà tạm giữ.
+ Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam;
+ Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, CS chữa bệnh;
+ Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân, gồm người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác hoặc tuy không điều trị tập trung nhưng cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi.
Nếu mẹ bạn không thuộc các đối tượng chưa được cấp CMND thì mẹ bạn có đủ điều kiện để xin cấp lại CMND.
Theo quy định về thủ tục cấp CMND, một trong những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục này là sổ hộ khẩu, nhưng theo trường hợp của mẹ bạn không có giấy tờ tùy thân nào thì cần phải có giấy khai sinh. Tuy nhiên, bạn không trình bày rõ là mẹ bạn bị mất giấy khai sinh hay chưa từng làm giấy khai sinh. Nên tôi xin đưa ra 2 phương án như sau:
1. Trường hợp đã có đăng ký khai sinh và việc đăng ký vẫn còn lưu trong sổ hộ tịch thì mẹ bạn có thể về lại Ủy ban nhân dân cấp xã tại quê gốc (Trà Vinh) nơi đã cấp giấy khai sinh để yêu cầu cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ hộ tịch hoặc có thể gửi đề nghị này qua đường bưu điện.
(Quy định tại Điều 60 Văn bản hợp nhất 8013/VBHN-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2013
"Điều 60. Bản sao và thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch
1. Bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch là bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, căn cứ vào sổ hộ tịch hiện đang lưu trữ, để cấp cho người có yêu cầu.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tư pháp, nơi lưu trữ sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
3. Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch có thể gửi đề nghị qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này."
2. Trường hợp mẹ bạn chưa có giấy khai sinh hoặc đã từng khai sinh nhưng sổ hộ tịch không còn lưu thì có thể đến UBND xã nói trên để thực hiện đăng ký lại việc sinh để được cấp lại bản gốc giấy khai sinh.
(Theo Điều 46 Văn bản hợp nhất 8013/VBHN-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2013
"Điều 46: Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi: Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại".)
Thủ tục đăng ký việc sinh được Pháp luật Việt Nam quy định như sau (Điều 48 Văn bản hợp nhất 8013/VBHN-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2013
"Điều 48. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
1. Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày."
Khi đã có giấy khai sinh, mẹ bạn có thể làm giấy đăng ký thường trú tại Đồng Nai theo hồ sơ sau:
Hồ sơ đăng ký thường trú: (Theo Điều 21 Luật cư trú 2013, Điều 6 Thông tư
1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
2. Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
3. Giấy chuyển hộ khẩu (nếu có – trường hợp đã có thường trú ở nơi khác nay chuyển đến nơi thường trú mới)
4. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trường hợp này là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng thuê nhà)
5. Sổ tạm trú
6. Giấy tờ tùy thân (CMND hoặc giấy khai sinh).
– Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày cơ quan công an nhận đủ hồ sơ hợp lệ
– Thời hạn đăng ký thường trú: 12 tháng kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp và có đủ điều kiện đăng ký thường trú hoặc 60 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu.
Sau khi có hộ khẩu, mẹ bạn có thể đến cơ quan công an cấp quận, huyện nơi đăng ký thường trú hoặc công an cấp Tỉnh theo phân cấp để làm thủ tục cấp mới chứng minh nhân dân theo hướng dẫn.
Thủ tục:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Sổ hộ khẩu.
– Đơn đề nghị cấp CMND (Mẫu CM3), có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn.
– 02 ảnh 3×4 (mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là phụ nữ không để hở ngực).
– Giấy tờ chứng minh thuộc diện không thu lệ phí cấp CMND (bản photocopy kèm bản chính để đối chiếu).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội cấp CMND, phòng CSQLHC về TTXH Công an tỉnh
– Cán bộ công an sẽ hướng dẫn:
+ Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu có sẳn);
+ In vân tay hai ngón trỏ vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc thu vân tay hai ngón trỏ qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và CMND.
+ Viết giấy biên nhận trao cho người nộp
– Thời gian: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ)
Bước 3: Nhận CMND
– Người nhận đưa giấy biên nhận từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ) để nhận lại CMND tại địa điểm đã làm CMND.
Thời hạn giải quyết:
+ Tại Công an thành phố: Không quá 06 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 10 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).
+ Tại Công an huyện đồng bằng: Không quá 10 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 15 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).
+ Tại Công an các huyện miền núi, hải đảo: Không quá 15 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 20 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).
Lệ phí:
+ 6000 đồng/lần cấp đổi CMND (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp) đối với các phường thuộc thành phố.
+ 3.000 đồng/lần cấp đổi CMND (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp) đối với các xã, thị trấn của huyện, thành phố thuộc tỉnh (trừ xã, thị trấn, vùng cao).
+ Không thu lệ phí đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc;