Điều kiện chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo? Quy trình thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo? Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên?
Hiện nay, xã hội gày càng phát triển, tuy nhiên ở một bộ phận nào đó trên lãnh thổ Việt Nam đang gặp khó khăn, không thể tự trang trải được cuộc sống hàng ngày. Để được công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo thì các hộ gia đình cần phải đáp ứng được những điều kiện gì? Thủ tục xin cấp chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về vấn đề này cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
–
1. Điều kiện chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Theo như quy định hiện tại của Chính phủ thì năm 2021 sẽ tiếp tục thực hiện theo những quy định
Như vậy để xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo thì các hộ gia đình phải có những tiêu chí sau đây:
Đối với Hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Đối với Hộ cận nghèo:
+ Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Những tiêu chí bên trên đã được thảo luận và đưa ra dựa trên hoạt động điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở. Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên được thực hiện tại thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có xác nhận của trưởng thôn) cho các trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước. Hoặc trong trường hợp hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo. Ngoài ra, thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Phương thức để thực hiện điều tra, rà soát là thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hơn thế nữa quy định của pháp luật thì việc diều tra, rà soát phải bảo đảm tính chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân.
2. Quy trình thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo
2.1. Hồ sơ để thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo
– Đơn đề nghị của đối tượng đủ tiêu chí, điều kiện xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo.
– Biên bản xét duyệt của xã, thị trấn.
– Bìa hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực)
–
2.2. Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo
Bước 1: Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý;
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
Bước 3: Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do. Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.
Thời gian giải quyết là 07 ngày theo hành chính, hồ sơ để thực hiện là 01 bộ.
3. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên
Căn cứ vào Điều 5, Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên
“1. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm
Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng rơi xuống nghèo, cận nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh.
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
c) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.
2. Quy trình rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm
Đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư này) nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2b ban hành kèm theo Thông tư này) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
c) Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm.”
Qua điều luật ta có thể thấy như sau:
Phương pháp: thực hiện rà soát thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập (trên cơ sở phân tích kết quả thống kê và điều tra mức sống hộ gia đình. Thực hiện quy đổi từ mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng sang các mức điểm số tương ứng khi thực hiện rà soát và đánh giá tài sản, cụ thể:
+ 700.000 đồng tương đương 120 điểm; 900.000 đồng tương đương 140 điểm;
+ 1.000.000 đồng tương đương 150 điểm; 1.300.000 đồng tương đương 175 điểm;
+ xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
– Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên sẽ bao gồm:
+ Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm: thực hiện đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước. Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Tuy nhiên trong trường hợp không ra quyết đinhn thì phải nêu rõ lý do. và cuối cùng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.
+ Quy trình rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm: thực hiện đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý, có giấy đề nghị đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo. Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Cũng như quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm thì việc không ra Quyết định công nhận phải ghi rõ lý do. Và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm.
Như vậy có thể thấy Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật và dựa trên những phương pháp, cách thức rà soát điều tra hợp lý nhất. Việc rà soát điều tra hộ cận nghèo, hộ nghèo là hoạt động đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn cũng như kịp thời trợ giúp họ vượt qua khó khăn bằng những chính sách phù hợp nhất.