Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn luật đất đai
    • Tư vấn luật dân sự
    • Tư vấn doanh nghiệp
    • Tư vấn luật hình sự
    • Tư vấn luật hôn nhân
    • Tư vấn luật lao động
    • Tư vấn luật thừa kế
    • Tư vấn sở hữu trí tuệ
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu Luật
  • Từ điển pháp luật
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu

Mẫu đơn xin xác nhận (công nhận) hộ nghèo, hộ cận nghèo

  • 03/11/202303/11/2023
  • bởi Lý Thị Kiều Anh
  • Lý Thị Kiều Anh
    Biểu mẫu
    0
    Theo dõi Luật Dương Gia trên Google News

    Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định. Khi muốn xin giải quyết công nhận hô nghèo thì chủ thể yêu cầu cần phải làm đơn xin giải quyết công nhận hộ nghèo.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đơn xin công nhận hộ nghèo là gì?
      • 2 2. Mẫu đơn xin xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo:
      • 3 3. Hướng dẫn cách viết đơn xin xác nhận hộ nghèo:
      • 4 4. Quy định khác có liên quan:
        • 4.1 4.1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn ……/…….:
        • 4.2 4.2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn ……-……:
        • 4.3 4.3. Tổ chức thực hiện (Điều 3 Quyết định 59/2015/QĐ- TTg):

      1. Đơn xin công nhận hộ nghèo là gì?

      Mẫu đơn xin giải quyết công nhận hộ nghèo là mẫu đơn do cá nhân lập ra khi có mong muốn xin giải quyết công nhận hộ nghèo. Mẫu đơn xin giải quyết công nhận hộ nghèo nêu rõ thông tin về người làm đơn( họ tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ…) nội dung đơn

      Mẫu đơn xin giải quyết công nhận hộ nghèo do cá nhân lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền  là Ủy ban nhân dân phường, được dùng để xin giải quyết công nhận hộ nghèo. Mẫu đơn xin giải quyết công nhận hộ nghèo là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền, tiếp nhận, xem xét và xác nhận về yêu cầu giải quyết công nhận hộ nghèo của người làm đơn.

      2. Mẫu đơn xin xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo:

       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      ————-

      …. ngày….tháng….năm….

      ĐƠN XIN GIẢI QUYẾT CÔNG NHẬN HỘ NGHÈO

      Kính gửi: Uỷ ban nhân dân phường…. , quận …. , thành phố….. 

      Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn …..-……..;

      Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của bộ lao động – thương binh và xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn ….-……..;

      Tôi tên là:………… Sinh năm: ……(1)

      Giấy chứng minh nhân dân số………  cấp ngày …/…/… tại Công an….. (2)

      Hộ khẩu thường trú: số …., ngõ….., phố……, phường…….., quận……., thành phố Hà Nội. (3)

      Chỗ ở hiện tại: số …., ngõ….., phố……, phường…….., quận……., thành phố Hà Nội. (4)

      Số điện thoại liên hệ: ……(5)

      Tôi xin trình bày với quý Cơ quan nội dung như sau: (6)

      Tôi…………….Tôi cũng không có thu nhập cá nhân để tự nuôi sống bản thân. Tôi đang sống nhờ vào tiền tuất của chồng tôi sau khi chết với mức ……/tháng.

      Căn cứ vào cơ sở pháp lý sau:

      Khoản 1 Điều 2. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg quy định về Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

      “1. Hộ nghèo

      1. a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

      – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

      – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

      1. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

      – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

      – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.”

      Do đó, tôi làm đơn này mong Uỷ ban nhân dân xem xét, kiểm tra, xác minh thông tin và công nhận hộ gia đình tôi là hộ gia đình nghèo để tôi được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước đảm bảo cho cuộc sống.

      Tôi xin gửi kèm đơn này các giấy tờ như Sổ hộ khẩu (bản sao); Xác nhận hưởng trợ cấp (nếu có) để làm căn cứ và xin cam đoan toàn bộ thông tin nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin và giấy tờ mà tôi cung cấp.

      Kính mong Qúy cơ quan xem xét, giải quyết.

      Tôi xin chân thành cảm ơn!

      Người làm đơn

      (Ký và ghi rõ họ tên)

      3. Hướng dẫn cách viết đơn xin xác nhận hộ nghèo:

      (1): Điền tên, năm sinh của người làm đơn

      (2): Điền số chứng minh nhân dân

      (3): Điền hộ khẩu thường trú

      (4): Điền chỗ ở hiện tại

      (5): Điền số điện thoại liên hệ

      (6): Điền nội dung trình bày

      4. Quy định khác có liên quan:

      4.1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn ……/…….:

      – Các tiêu chí về thu nhập

      + Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

      +  Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

      – Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

      +  Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

      +  Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

      4.2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn ……-……:

      – Hộ nghèo

       Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

      – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

      – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

      –  Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

      – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

      – Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

      – Hộ cận nghèo

      +  Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

      +  Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

      – Hộ có mức sống trung bình

      + Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

      + Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.

      4.3. Tổ chức thực hiện (Điều 3 Quyết định 59/2015/QĐ- TTg):

      –  Mức chuẩn nghèo quy định tại Điều 2 Quyết định này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020.

      –  Trách nhiệm của các Bộ, ngành

      + Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

      – Xây dựng kế hoạch, phương pháp, công cụ hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra, xác định các đối tượng thụ hưởng chính sách đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ (hai năm/lần);

      – Tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ của cả nước và các tỉnh, thành phố;

      – Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo của cả nước trong giai đoạn …./………

      – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

      – Bổ sung hệ thống thu thập số liệu các chiều, chỉ số nghèo đa chiều trong khảo sát mức sống hộ gia đình nhằm phục vụ theo dõi và đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của quốc gia và các địa phương;

      – Trên cơ sở kết quả điều tra mức sống hộ gia đình hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) công bố tỷ lệ nghèo chung (có cập nhật chỉ số giá tiêu dùng – CPI), tỷ lệ hộ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số nghèo đa chiều (MPI), làm cơ sở để định hướng các chính sách phát triển kinh tế vùng, lĩnh vực, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội;

      – Nghiên cứu bổ sung các chỉ số đo lường nghèo đa chiều vào bộ chỉ tiêu khảo sát mức sống hộ gia đình để phản ánh tốt hơn các khía cạnh nghèo của người dân, nhất là những chỉ số phản ánh kết quả và tác động.

      – Bộ Tài chính

      Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cân đối nguồn lực ngân sách để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội khi chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo sang đa chiều.

      –  Bộ Y tế

      – Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về dịch vụ khám chữa bệnh, tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh;

      – Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về y tế.

      –  Bộ Giáo dục và Đào tạo

      – Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban; tăng tỷ lệ biết chữ của người lớn;

      – Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về giáo dục.

      –  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

      – Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh khu vực nông thôn;

      – Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về vệ sinh, nước sạch nông thôn.

      – Bộ Xây dựng

      – Nghiên cứu, thực hiện giải pháp để hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở, tăng tỷ lệ người dân có nhà ở bảo đảm về diện tích và chất lượng;

      – Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về nhà ở.

      –  Bộ Thông tin và Truyền thông

      – Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân;

      – Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận về thông tin.

      –  Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ liên quan xây dựng giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.

      –  Các Bộ, ngành liên quan: trên cơ sở mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cả nước và từng địa phương, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để tác động trong các chương trình, chính sách đặc thù và thường xuyên, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là các vùng có tỷ lệ tiếp cận thấp.

      –  Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

      + Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân về mục đích, ý nghĩa việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều;

      +  Chỉ đạo điều tra xác định, phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo hằng năm;

      +  Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn …../…….. trên địa bàn;

      + Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn;

      +  Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn.

      Như vậy có thể thấy,  pháp luật đã quy định về các tiêu chí về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, sở dĩ điều này được quy định bởi lẽ, đây sẽ là cơ sở để nhà nước có những chính sách hỗ trợ đối với những hộ đủ tiêu chuẩn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình để họ có thể được đảm bảo cho cuộc sống của họ và để họ nhận được những trợ cấp, chính sách ưu đãi của nhà nước. Do mức sống ở các vùng có sự khác nhau nên điều kiện về tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình cũng khác nhau theo quy định của pháp luật.

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Hộ cận nghèo

        Hộ nghèo


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Thủ tục vay và lãi suất cho vay vốn hộ nghèo, cận nghèo

        Hiện nay, hộ nghèo, cận nghèo là những đối tượng được nhà nước hỗ trợ về nhiều mặt trong đời sống sinh hoạt, học tập và làm việc, trong đó có hoạt động cho vay vốn. Vậy thủ tục vay và lãi suất cho vay vốn hộ nghèo, cận nghèo được quy định như thế nào? 

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo mới nhất hiện nay

        Tín dụng đối với người nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo vay ưu đãi. Vậy mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo được soạn thảo như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Mức vay tối đa cho hộ cận nghèo để sản xuất, kinh doanh

        Hộ cận nghèo được xem là đối tượng được ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn để có thể phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vậy, mức vay tối đa cho hộ cận nghèo để sản xuất và kinh doanh được quy định như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Hộ nghèo vay vốn làm nhà: Lãi suất và mức vay bao nhiêu?

        Xoá đói giảm nghèo đang là vấn đề được quan tâm lớn hiện nay không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vậy thì pháp luật hiện nay quy định như thế nào về, lãi suất và mức vay đối với hộ nghèo vay vốn làm nhà?

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà hộ nghèo, đại đoàn kết 2023

        Đối với đối tượng là hộ nghèo, nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ về cuộc sống, trong đó có chế độ hỗ trợ về xây dựng nhà ở. Dưới đây là mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà hộ nghèo, đại đoàn kết 2023: 

        ảnh chủ đề

        Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng chính sách ưu đãi gì?

        Hộ nghèo, hộ cận nghèo là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Nhằm đảm bảo chính sách an sinh, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho các đối tượng này. Vậy hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng chính sách ưu đãi gì?

        ảnh chủ đề

        Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Hà Nội, TPHCM mới nhất

        Hiện nay, vấn đề xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được nhiều người dân quan tâm, đặc biệt là tại hai thành phố lớn: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là bài phân tích về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Hà Nội, TPHCM mới nhất.

        ảnh chủ đề

        Mẫu Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo mới nhất

        Hiện nay, Nhà nước ban hành Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg quy định về mẫu Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, cụ thể như sau:

        ảnh chủ đề

        Mẫu biên bản rà soát hộ nghèo mới nhất đang áp dụng 2023

        Rà soát hộ nghèo là hoạt động mang tính thường niên tại nước ta. Dưới đây là bài phân tích về mẫu biên bản rà soát hộ nghèo mới nhất đang áp dụng 2023.

        ảnh chủ đề

        Cơ quan có thẩm quyền công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo?

        Hiện nay, hộ gia đình được xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Vậy cơ quan có thẩm quyền công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo? 

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|193609|