Thủ tục thừa kế xe máy của người đã chết. Chồng mất không có di chúc vợ có quyền quyết định bán xe không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi có cho tôi một chiếc xe gắn máy 110cc hiệu Honda Wave S . Xe mang tên người chồng, chồng đã chết ! Nhưng khi ra sang tên thì cơ quan hữu trách yêu cầu PHẢI CÓ GIẤY TỜ THỪA KẾ của em tôi thì mới hợp lệ , trong khi tôi đã đưa ra giấy Khai tử của chồng em tôi và nghĩ rằng EM TÔI ĐÃ THỪA KẾ TỰ NHIÊN theo pháp luật thì vẫn không được chấp nhận. Vậy tôi phải làm sao cho đúng ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý
2 Giải quyết vấn đề
Do bạn không đề cập là chồng em bạn có để lại di chúc trước khi chết hay không nên sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Có di chúc
-Nếu trong di chúc có ghi nhận là chiếc xe máy 110cc hiệu Honda Wave S thuộc về người vợ thì người vợ sẽ là chủ sở hữu mới của chiếc xe. Lúc này, em bạn đương nhiên có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với chiếc xe. Như vậy, em bạn có quyền sang tên xe cho bạn theo quy định của pháp luật. Sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc theo đúng quy định
Theo Điều 11
“1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
a)
Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).b) Giấy chứng nhận đăng ký xe.
c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
2. Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới.”
Như vậy, em bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục sang tên cho bạn như sau:
+
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe.
+ Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này (
+ Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
Bạn nộp hồ sơ đến Phòng Cảnh sát giao thông nơi bạn đang thường trú để được làm thủ tục này.
Trường hợp sang tên khác tỉnh được quy định tại Điều 12
“1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
a) Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe;
c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.”
Như vậy, trong trường hợp sang tên xe cho bạn đi khác tỉnh, em bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Hai giấy khai sang tên (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe;
+ Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Bạn mang hồ sơ nộp tại cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy đăng ký xe để làm thủ tục.
– Nếu trong di chúc, chiếc xe máy đó được để lại cho người khác không phải em bạn thì em bạn không có quyền được sở hữu chiếc xe này và không được phép sang tên lại cho bạn. Mà em bạn phải thỏa thuận với người được hưởng thừa kế thoe di chúc đó về việc định đoạt xe do em bạn là vợ thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Trường hợp 2: Không có di chúc
– Nếu các bên được thừa kế tự mình thỏa thuận được việc phân chia di sản thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận mà không cần phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
– Nếu các bên không tự mình thỏa thuận được và có đơn yêu cầu Tòa án phân chia di sản thì phần di sản của người chết để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.
Trước tiên cần phải xác định chiếc xe máy này có là tài sản chung của vợ chồng em bạn hay không?
Trường hợp là tài sản chung của vợ chồng, khi chồng chết, vợ chỉ được hưởng một nửa giá trị của chiếc xe nếu không có thỏa thuận khác, phần còn lại sẽ được chia đều cho những người thừa kế hàng thứ nhất. Trường hợp là tài sản riêng thì sẽ được chia đều cho những người thừa kế hàng thứ nhất theo quy định tại khoản 1 điều 651
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Như vậy, tại thời điểm phân chia di sản, nếu tất cả những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất phải đồng ý bằng văn bản để lại, tặng cho chiếc xe máy đó cho em bạn thì em bạn mới là chủ sở hữu duy nhất và có toàn quyền quyết định với chiếc xe đó và đương nhiên có quyền làm thủ tục sang tên lại cho bạn. Thì em bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế cho em bạn xong thì bạn với em bạn tiến hành thủ tục sang tên theo hình thức tặng cho hoặc chuyển nhượng.