Tài khoản ngân hàng là khái niệm để chỉ một dãy số được ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp nhằm mục đích hỗ trợ cho khách hàng thực hiện các giao dịch dân sự một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn. Dưới đây là trình tự, thủ tục thay đổi tài khoản ngân hàng trên hóa đơn điện tử có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thay đổi tài khoản ngân hàng trên hóa đơn điện tử:
Tài khoản ngân hàng hay còn có khái niệm khác là tài khoản tài chính, được các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng của mình nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình thực hiện giao dịch dân sự trở nên nhanh chóng và thuận lợi, việc mở tài khoản ngân hàng hiện nay đã và đang trở nên vô cùng phổ biến cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các nhu cầu giao dịch tài chính. Một số tài khoản ngân hàng thường dùng có thể kể đến như tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi … Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đăng ký tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng trong và ngoài nước.
Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi tài khoản ngân hàng trên hóa đơn điện tử. Theo quy định của pháp luật, số tài khoản ngân hàng không phải là một trong những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên hóa đơn điện tử (theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ). Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong quá trình khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử để sử dụng trong quá trình mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ vẫn để tiêu chỉ số tài khoản ngân hàng trên hóa đơn điện tử để thuận lợi hơn trong quá trình thanh toán và đối chiếu của khách hàng. Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử vào số tài khoản ngân hàng đó, một số trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi về số tài khoản ngân hàng.
Vì vậy khi đó doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục để có thể thay đổi số tài khoản ngân hàng trên hóa đơn điện tử đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sao cho quá trình sử dụng hóa đơn điện tử đó vẫn đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ. Khi doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử và nội dung trên hóa đơn điện tử đó có số tài khoản ngân hàng, tuy nhiên doanh nghiệp đến nay mong muốn được thay đổi số tài khoản ngân hàng sang một số tài khoản khác, hoặc trong quá trình sử dụng đơn vị phát hiện số tài khoản trên hóa đơn bị sai và muốn thay đổi lại số tài khoản sau cho đúng thì cần phải thực hiện các thao tác cơ bản như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp cần phải truy cập và đăng nhập vào cổng thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế.
Bước 2: Trên giao diện chính của trang thông tin, doanh nghiệp lựa chọn chức năng “tài khoản”, sau đó tiếp tục lựa chọn chức năng “Đăng ký bổ sung ngân hàng thương mại” để có thể bắt đầu thực hiện thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng thương mại mới.
Bước 3: Trên giao diện “Đăng ký nộp thuế điện tử”, doanh nghiệp cần phải điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu, sau đó tiếp tục nhấn vào ô “tiếp tục”, và ấn vào “gửi đăng ký”.
Bước 4: Cuối cùng, doanh nghiệp chỉ cần tải bản đăng ký số tài khoản ngân hàng mà mình vừa đăng ký, sau đó in ra, ký và đóng dấu đầy đủ, mang tới chi nhánh gần nhất để nộp là có thể hoàn tất thủ tục thay đổi số tài khoản ngân hàng trên hóa đơn điện tử với một số tài khoản ngân hàng khác.
2. Số tài khoản ngân hàng trên hóa đơn điện tử có phải là tiêu thức bắt buộc không?
Số tài khoản ngân hàng là một trong những nội dung thường thấy trên các loại hóa đơn điện tử. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sửa đổi tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế), có quy định cụ thể về nội dung cần phải phản ánh trên hóa đơn điện tử. Theo đó, số tài khoản ngân hàng không phải là một trong những tiêu chí bắt buộc phải có trên hóa đơn điện tử. Theo đó, trên hóa đơn điện tử cần phải bao gồm các nội dung như sau:
– Tên hóa đơn, tuy nhiên cần phải lưu ý ghi tên hóa đơn phù hợp với quy định tại Điều 8 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sửa đổi tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế);
– Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tuy nhiên cần phải lưu ý, trong đó bao gồm ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn điện tử;
– Số hóa đơn, tuy nhiên quá trình ghi số hóa đơn cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, số thứ tự trên hóa đơn cần phải bắt đầu từ 01 và kết thúc vào 31/12 hằng năm;
– Cần phải ghi rõ thông tin cơ bản của người bán, trong đó bao gồm tên của người bán, địa chỉ của người bán, mã số thuế của người bán;
– Cần phải ghi rõ thông tin của người mua, trong đó bao gồm tên của người mua, địa chỉ của người mua và mã số thuế của người mua;
– Thông tin về hàng hóa và dịch vụ, trong đó bao gồm tên hàng hóa và dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền chưa có thuế, thuế suất giá trị gia tăng và tổng tiền thuế giá trị gia tăng;
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người bán và người mua;
– Thời điểm lập hóa đơn, tức là ngày tháng năm lập hóa đơn;
– Thời điểm ký số, tức là ngày tháng năm ký số trên hóa đơn điện tử;
– Mã của cơ quan thuế đối với trường hợp hóa đơn có sử dụng mã của cơ quan thuế, phí, lệ phí, khuyến mại và chiết khấu;
– Chữ viết, chữ số, đồng tiền được sử dụng trên hóa đơn, trong đó bao gồm chữ viết bằng tiếng Việt và số Ả-rập, và đồng thời đồng tiền thể hiện bằng đồng Việt Nam có thể viết tắt bằng “đ” hoặc ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, không bắt buộc phải ghi số tài khoản ngân hàng trên hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử không có chỉ tiêu số tài khoản ngân hàng vẫn được xem là hóa đơn hợp pháp. Vì vậy, số tài khoản ngân hàng không phải là một trong những tiêu thức bắt buộc phải được phản ánh trên hóa đơn điện tử.
3. Nguyên tắc lập hóa đơn điện tử bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sửa đổi tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế), có quy định cụ thể về nguyên tắc lập hóa đơn điện tử. Theo đó:
– Doanh nghiệp bắt buộc phải lập hóa đơn điện tử trong quá trình buôn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ để có thể giao cho người mua, bao gồm cả các trường hợp cơ bản như sau:
+ Hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để khuyến mãi, để quảng cáo hoặc hàng mẫu;
+ Hàng hóa và dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động và sử dụng trong hoạt động tiêu dùng nội bộ, ngoại trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ với mục đích tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh;
+ Xuất các loại hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
– Hóa đơn điện tử bắt buộc phải được lập theo đúng định dạng chuẩn dữ liệu của các cơ quan thuế, đồng thời cần phải ghi đầy đủ các nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 10 của …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế.
THAM KHẢO THÊM: