Quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Quy định về thủ tục tạm giam. Ý nghĩa biện phạm tạm giam là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam:
Thẩm quyền tạm giam được quy định tại khoản 1 Điều 113 và khoản 5 Điều 119 BLTTHS năm 2015. Theo các quy định trên thì thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng như áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam như sau:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án
Do tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, hạn chế quyền tự do, quyền con người thiêng liêng nhất của mỗi con người. Hơn nữa, đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam là người chưa được coi là phạm tội. Cho nên, BLTTHS quy định rất hạn chế chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam để tránh tình trạng lạm dụng, vi phạm quyền tự do của người bị tạm giam. Theo đó, chỉ người có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử mới được BLTTHS quy định thẩm quyền bắt, áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định một số chủ thể không có thẩm quyền độc lập trong áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS thì lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát tương ứng phê chuẩn trước khi thi hành. BLTTHS quy định rõ chức năng của Viện kiểm sát trong việc chế ước, giám sát việc ban hành biện pháp ngăn chặn tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp.
Như vậy, tương ứng với từng giai đoạn tố tụng, thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam được từng chủ thể áp dụng rõ ràng. Việc áp dụng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan ở mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau.
2. Quy định về thủ tục tạm giam:
Thủ tục tạm giam là những quy định về hình thức mà pháp luật quy định để ban áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Việc áp dụng bắt buộc phải tuân theo đúng các trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Cụ thể: Việc tạm giam phải có lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày, tháng, năm áp dụng, căn cứ áp dụng, đối tượng áp dụng, thời gian áp dụng, thời điểm có hiệu lực và phải tuân theo mẫu được quy định ở mỗi giai đoạn tố tụng. Trong giai đoạn điều tra, lệnh tạm giam được ban hành theo mẫu được quy định biểu mẫu kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự; Trong giai đoạn truy tố, lệnh tạm giam được ban hành theo mẫu được ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố; Trong giai đoạn xét xử, quyết định tạm giam phải được ban hành theo mẫu quy định tại các biểu mẫu Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc Ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự. Lệnh, quyết định tạm giam phải được người có thẩm quyền ký và đóng dấu. Lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
Sau khi ra lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và
3. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam:
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không những để đạt được những mục đích trên mà còn mang lại ý nghĩa hết sức to lớn, cụ thể:
Một là, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam sẽ đảm bảo cho trật tự xã hội được ổn định, kỷ cương pháp luật được giữ vững, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ triệt để. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự kiên quyết của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Hai là, đảm bảo công tác điều tra, truy tố, xét xử mang lại hiệu quả cao.
Trong thực tế nhiều vụ án xảy ra nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn rất lớn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử, cụ thể như người phạm tội có thể bỏ trốn khỏi nơi cư trú sau khi gây án nhằm mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật; người phạm tội sau khi gây án có thể có những hành động gây cản trở hoạt động điều tra của các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến hoạt động điều tra gặp nhiều khó khăn hơn; nhiều bị can, bị cáo lại không có nơi cư trú rõ ràng, hoặc luôn thay đổi chỗ ở, trong trường hợp này nếu không tạm giam bị can, bị cáo sẽ bỏ trốn gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, mặc dù phạm tội nghiêm trọng; người phạm tội sau khi gây án có thể tẩu tán tài sản, tang vật do phạm tội mà có gây khó khăn cho công tác thu hồi lại tài sản phạm tội, cũng như có những hành động nhằm che dấu tội phạm, nếu không tạm giam đối tượng phạm tội sẽ gây nguy hiểm cho xã hội…do đó cho thấy vị trí quan trọng, sự cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự, điều đó đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố và xét xử được thực hiện hiệu quả hơn.
Ba là, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của mọi công dân, bảo đảm quyền lợi của công dân luôn được bảo vệ trước những tác động tiêu cực do tội phạm mang lại. Xuất phát từ tính nguy hiểm của tội phạm, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với những người phạm tội có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, giúp cho cuộc sống của mọi công dân được đảm bảo diễn ra bình thường, an toàn và luôn được bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại trong xã hội. Tạo môi trường để mọi người phát huy quyền của mình, không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những hành vi phạm tội. Trong nhiều trường hợp, vì tâm lý sợ bị liên lụy, ảnh hưởng hoặc bị đe dọa bởi tội phạm mà nhiều người không thực hiện được quyền lợi của mình, không dám đấu tranh chống lại hành vi phạm tội làm cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm gặp không ít khó khăn. Do vậy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ngoài xã hội được thực hiện quyền của mình, tự do đi lại, học tập, làm việc và tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Bốn là, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thể hiện sự phân hóa tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm. Biện pháp tạm giam được xem là biện pháp ngăn chặn mang tính nghiêm khắc nhất. Nó được áp dụng đối với những đối tượng có mức độ nguy hiểm hơn. Nếu như các trường hợp phạm tội ít nguy hiểm hơn như phạm tội ít nghiêm trọng, người phạm tội là người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng… thì biện pháp ngăn chặn tạm giam hầu như không được áp dụng, thay vào đó sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, chẳng hạn như: Cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm … cũng đủ để đảm bảo người phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội khác cũng như đạt được mục đích của biện pháp ngăn chặn đó. Đối với trường hợp phạm tội ở mức độ nguy hiểm hơn, biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể được áp dụng. Như vậy, có nói tùy theo tính nguy hiểm của hành vi phạm tội mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp. Biện pháp ngăn chặn tạm giam được áp dụng đối với những người thực hiện Biện pháp ngăn chặn tạm giam được áp dụng đối với những tội phạm mức độ nguy hiểm hơn so với các biện pháp ngăn chặn khác. Từ đó, thể hiện sự răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật.